Cùng với tốc độ phát triển và tăng trưởng kỷ lục, ngành chế biến thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với lượng nước thải lớn cùng các vấn đề trong xử lý chất thải.
Tổng quan về ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam
Thuỷ sản được đánh giá là ngành hàng “sáng giá” nhất ở nước ta với tốc độ tăng trưởng cao, duy trì ổn định trong nhiều năm. Đặc biệt, bất chấp việc phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid 19, xuất khẩu thuỷ sản lần đầu tiên đã vượt mốc 10 tỷ USD, kỷ lục với 11 tỷ vào năm 2022. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4,3 tỷ USD; cá tra 2,5 tỷ USD; hải sản 3,2 tỷ USD (cá ngừ 1 tỷ USD, mực và bạch tuộc đạt 768 triệu USD)…
Không chỉ tăng trưởng về sản lượng, thuỷ sản Việt Nam đa dạng về chủng loại rải rác dọc đất nước, trong đó phân thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
- Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: Nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng…
- Vùng ven biển Nam Trung Bộ: Nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại…
- Vùng Đông Nam Bộ: Chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại….
- Vùng ven biển ĐBSCL: Khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra – basa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.
- Các tỉnh nội vùng: Thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra – basa, cá rô phi, cá chép…
- Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long: Khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam
Thuỷ sản Việt Nam từng bước hội nhập, chinh phục thị trường thế giới. Hiện Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
Những khó khăn trong xử lý chất thải ngành chế biến thủy sản
Cùng với sự phát triển, mở rộng quy mô nuôi trồng công nghiệp, ngành chế biến thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với lượng nước thải khổng lồ cũng như các vấn đề trong xử lý chất thải.
– Khó khăn về xử lý mùi hôi
Nước thải thuỷ sản có mùi cực gắt và khó chịu, những mùi này không đơn thuần là mùi tanh của tôm cá mà trong đó còn chứa nhiều chất khí độc, điển hình nhất là lưu huỳnh và amoni. Nếu không xử lý khí độc không chỉ gây hại đến vật nuôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Với lượng nước thải lớn, việc xử lý mùi hôi là thách thức với không ít hệ thống hiện nay. Để xử lý tận gốc phương pháp sử dụng vi sinh được đánh giá cao, tuy nhiên với lượng nước thải lớn, hàm lượng chất hữu cơ cao, đòi hỏi chủng vi sinh sử dụng có tốc độ phân huỷ cao. Điển hình như men vi sinh Microbe-Lift OC-IND, mang lại hiệu quả ngăn mùi 15 phút sau khi phun xịt.
– Khó khăn về xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn trong sản xuất thuỷ sản phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các phụ phẩm đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,… Ước tính, mỗi hecta nuôi tôm thải ra 123 tấn chất thải rắn, với cá là 33,3 tấn bùn thải,… nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Chất thải thuỷ sản chủ yếu là chất hữu cơ, do đó sử dụng vi sinh mang hiệu quả cao, nhà vận hành có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift BPCC được thiết kế đặc biệt như một chất xúc tác bằng vi sinh vật để tăng tốc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ quá trình ủ các các phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản.
– Khó khăn về xử lý nước thải
Bên cạnh mùi hôi và chất thải rắn thì khó khăn hơn với nhiều doanh nghiệp là vấn đề nước thải cần đáp tiêu chuẩn xả thải hiện hành về các thông số BOD, COD, TSS, Tổng Nitơ, Photpho, Clo, dầu mỡ, pH… Trên thực tế nhiều hệ thống xử lý nước thải thuỷ sản không đạt hiệu quả do nồng độ ô nhiễm tăng, tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên, ứng dụng công nghệ không ổn định,…
Để đáp ứng tiêu chí xả thải, đòi hỏi sự tính toán trong khâu xây dựng hệ thống, áp dụng công nghệ cũng như lựa chọn sản phẩm sinh học như men vi sinh. Men vi sinh cần tích hợp các chủng vi sinh hoạt động mạnh, kết hợp hỗ trợ lẫn nhau để phát huy hiệu quả tối đa.
Nhà vận hành hệ thống có thể tham khảo bộ sưu tập men vi sinh Microbe-Lift gồm:
- Microbe-Lift DGTT: Men vi sinh xử lý dầu mỡ.
- Microbe-Lift IND: Men vi sinh xử lý BOD, COD, TSS.
- Microbe-Lift N1: Men vi sinh xử lý Nitơ.
Để phát triển bền vững, ngành chế biến thuỷ sản nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung cần chú trọng hơn nữa đến quá trình xử lý nước thải. Biogency đã và đang giải quyết toàn diện các vấn đề của nhà máy sản xuất: từ mùi hôi, chất thải rắn đến nước thải bằng Vi sinh Microbe-Lift. Nếu quan tâm vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn chi tiết hơn về phương án xử lý chất thải ngành chế biến thủy sản tối ưu nhất!
>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn