Gan tụy là cơ quan quan trọng nhất của tôm, mọi dấu hiệu nhiễm virus, vi khuẩn đều xuất phát từ gan. Gan cũng là bộ phận lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể tôm, gan khỏe thì tôm mới phát triển tốt. Môi trường ngày nay càng bị ô nhiễm, khiến việc nuôi tôm trở nên khó khăn. “Tôm bị vàng gan” là một trong những triệu chứng cho thấy rằng tôm đã nhiễm bệnh (thường được gọi là bệnh vàng gan). Nguyên nhân tôm bị vàng gan là do đâu? Và cách khắc phục tôm bị vàng gan như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến tôm bị vàng gan
Tôm bị vàng gan thường xuất hiện ở giai đoạn tôm nuôi được 50 – 70 ngày tuổi, đặc biệt là các ao nuôi thâm canh. Khi tôm nhiễm bệnh sẽ có một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng như:
- Tôm ăn nhiều hơn thường ngày, sau đó đột ngột ngừng ăn.
- Sau 1 – 2 ngày tôm dạt vào bờ và chết, khi quan sát thấy gan tụy tôm có màu vàng nhạt, toàn thân nhợt nhạt. Bệnh gây ra thiệt hại rất lớn, tôm có thể chết hàng loạt 100% chỉ sau 3 – 5 ngày xuất hiện bệnh.
Hình 1. Gan tụy tôm có màu vàng là dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh vàng gan.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc tôm bị vàng gan, đó là:
– Tôm bị vàng gan do ảnh hưởng bởi bệnh đầu vàng (YELLOW HEAD DISEASE – YHD):
Bệnh đầu vàng là một loại bệnh nguy hiểm do virus hình que có kích thước 44±6×173±13nm gây ra, nhân của virus có đường kính khoảng 15nm, chiều dài có thể lên tới 800nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae.
Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50 – 70 ngày tuổi và đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh. Nguyên nhân là do quá trình chọn lọc con giống không kỹ dẫn đến việc lây nhiễm bệnh (Để xác định bệnh, bà con nên mang tôm đi kiểm tra PCR hay mô phỏng xét nghiệm để có thể xác định bệnh đúng hơn).
– Tôm bị vàng gan do ảnh hưởng của môi trường nước nuôi:
Trong nuôi tôm, môi trường nước là rất quan trọng. Quá trình nuôi sinh ra nhiều thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo tàn,… sẽ làm nước bị ô nhiễm. Từ đó, làm tôm giảm dần sức đề kháng, gan tụy mất dần khả năng hoạt động và nhiễm bệnh, làm gan trở nên vàng hơn. Cụ thể như:
- Ao nuôi thiếu khoáng, làm quá trình lột vỏ của tôm bị ảnh hưởng, làm cho vỏ tôm mới lột khó cứng gây ảnh hưởng đến các nội tạng của tôm.
- Độ pH trong ao nuôi thấp, gây vàng mang, từ đó ảnh hưởng đến gan.
Cách điều trị tôm bị vàng gan, phòng ngừa bệnh vàng gan trên tôm thẻ chân trắng
– Cách điều trị tôm bị vàng gan
Để tránh tình trạng vàng gan xảy ra trên tôm, bà con nên thường xuyên quan sát để phát hiện bệnh kịp thời, khi thấy các dấu hiệu như: Gan tôm chuyển sang màu vàng, tôm bơi lờ đờ, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thay nước 20 – 30% lượng nước trong ao.
- Giảm lượng thức ăn cho tôm để tránh ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.
- Kiểm tra pH trong ao, nếu dưới 6 bà con nên tiến hành tăng pH cho ao bằng cách dùng vôi hòa tan (32kg vôi tôi/100 mét khối nước), ngoài ra còn có tác dụng giảm phèn.
- Kết hợp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chuyên làm sạch nước và xử lý nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn,… tạo môi trường tốt cho tôm phát triển, giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển nhanh và cho chất lượng thịt tốt hơn.
- Bà con có thể bổ sung thêm Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho tôm và ngăn ngừa những tác động đến tôm trong giai đoạn tôm thiếu oxy.
Hình 2. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu tôm bị vàng gan và điều trị kịp thời.
Gan tôm bị vàng do ô nhiễm môi trường thường không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu để quá lâu sẽ khiến tôm còi cọc, chậm lớn, thậm chí là chết, cho năng suất thấp. Vì vậy, bà con cần tìm đúng nguyên nhân để có thể điều trị kịp thời nếu để tránh thất thoát mùa vụ.
– Phòng ngừa bệnh vàng gan là ưu tiên hàng đầu bà con cần lưu ý khi nuôi tôm
Trong nghiên cứu của Chainarong Wongteerasupaya (Thái Lan) cho thấy virus YHV có độc lực rất mạnh, chúng có thể tồn tại trong môi trường ngoài đến 72 giờ và trong trường hợp dịch virus được chiết tách từ cá thể mang mầm bệnh YHV được pha loãng đến 1/12.000 lần chúng vẫn còn có thể gây bệnh cho tôm nuôi. Vì vậy, bà con nên chủ động phòng ngừa bệnh trước khi bệnh trở nặng. Bà con có thể tham khảo một số cách phòng ngừa bệnh, cụ thể như:
- Trước khi thả giống: Tà con nên diệt khuẩn ao nuôi, nạo vét đáy ao và bón vôi, sau đó phơi ao từ 5 – 7 ngày rồi mới cấp nước vào aon bắt đầu vụ nuôi mới.
- Trong quá trình nuôi, bà con nên thường xuyên xi phông đáy ao, để giúp ao nuôi sạch sẽ hơn.
- Đối với con giống: Bà con nên lựa chọn những loại con giống có chất lượng khỏe, tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Thường xuyên kiểm tra tôm trong quá trình nuôi, nếu thấy dấu hiệu bất thường nên mang tôm đi kiểm tra ngay, nếu bệnh nặng không điều trị được bà con nên thu hoạch để tránh ảnh hưởng đến các vụ nuôi khác.
- Nên bổ sung các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất. Bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1, chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter chuyên xử lý khí độc trong ao nuôi. Ngoài ra bà con có thể bổ sung men đường ruột vào thức ăn cho tôm, men đường ruột Microbe-Lift DFM chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho tôm, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời phòng trị các bệnh liên quan đến đường ruột cho tôm, nhất là bệnh phân trắng, bệnh rỗng ruột…
Hy vọng qua bài viết trên, bà con phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết tôm bị vàng gan cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh kịp thời. Biogency khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa bệnh để năng suất mùa vụ được đảm bảo hơn. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Bệnh EHP trên tôm là gì? Làm cách nào để kiểm tra tôm bị nhiễm EHP?