Hướng dẫn cách ghi nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Muốn vận hành hệ thống xử lý nước thải một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, nhân viên vận hành hệ thống đều cần phải ghi chép lại nhật ký. Vậy nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì? Thông tin gì cần ghi chép? Và tầm quan trọng của việc ghi đầy đủ thông tin trong nhật ký vận hành như thế nào? Bài viết này của Biogency sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải và hướng dẫn cách ghi chép nhật ký vận hành đúng chuẩn.

Vì sao cần có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải?

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì?

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là hồ sơ ghi chép, theo dõi kiểm tra các vấn đề liên quan đến vận hành hệ thống xử lý nước thải như:

  • Thông tin nhân viên vận hành.
  • Thời gian vận hành hệ thống.
  • Lưu lượng nước thải.
  • Lượng hóa chất sử dụng.
  • Các thông số vận hành (pH, DO, SV30,..).
  • Vấn đề về máy móc thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải.
  • Và nhiều thông số khác.

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc phải có ở nhiều loại nước thải khác nhau như: Nước thải thủy sản, nước thải dệt nhuộm, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải khu công nghiệp,…

Vận hành hệ thống xử lý nước thải cần ghi lại nhật ký vận hành đầy đủ để theo dõi và quản lý hệ thống.

Hình 1. Vận hành hệ thống xử lý nước thải cần ghi lại nhật ký vận hành đầy đủ để theo dõi và quản lý hệ thống.

Lợi ích khi sử dụng nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

– Đáp ứng yêu cầu của pháp luật:

Theo Khoản 1, Điều 18, Chương IV, Thông tư 31/2016/TT-BTNMT, “Cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này mà có hệ thống xử lý nước thải và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày.đêm trở lên, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nước thải thì phải có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 02 năm.

Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải phải được viết bằng tiếng Việt, gồm các nội dung:

  • Lưu lượng.
  • Thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải.
  • Kết quả quan trắc nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (nếu có).
  • Loại và lượng hóa chất sử dụng.
  • Lượng bùn thải phát sinh.

– Giúp theo dõi quản lý hệ thống hiệu quả và chính xác:

  • Từ những số liệu ghi trong nhật ký vận hành bao gồm: Lượng hóa chất tiêu thụ, điện năng tiêu thụ, lượng nước cấp tiêu thụ, lưu lượng nước ra vào, thông số chất lượng nước…để nghiên cứu, đánh giá, đưa ra phương án tối ưu hóa chi phí cho chủ đầu tư, tiết kiệm cho doanh nghiệp.
  • Kiểm tra phiếu xuất nhập kho, quản lý số lượng, chất lượng hóa chất.
  • Ghi chép lịch sử vận hành, công tác bảo trì, bảo dưỡng, lịch sử xảy ra sự cố nhằm đưa ra những phương án xử lý, khắc phục, xử lý sự cố hợp lý.

– Giúp theo dõi quản lý nhân viên tốt hơn:

Dễ dàng theo dõi và đánh giá trách nhiệm khi xảy ra sự cố cũng như đánh giá được hiệu quả công việc của nhân viên đó (Các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, cách khắc phục sự cố kịp thời, tinh thần trách nhiệm khi làm việc)

Theo dõi hoạt động máy móc thiết bị là phần quan trong trong nhật ký vận hành.

Hình 2. Theo dõi hoạt động máy móc thiết bị là phần quan trong trong nhật ký vận hành.

Hướng dẫn cách ghi nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

– Ghi nhận theo ngày:

  • Ghi nhận thông tin, số lượng nhân viên trực vận hành và thời gian vận hành.
  • Ghi nhận đúng, đầy đủ các số liệu đo đạc bằng đồng hồ điện, đồng hồ xả thải, lượng hóa chất và loại hóa chất sử dụng.
  • Ghi nhận thông số chất lượng nước như pH, DO, SV30,… ở các bể xử lý.
  • Ghi nhận các hiên tượng của sự cố thiết bị. Tìm và ghi nhận nguyên nhân, cách khắc phục, kết quả xử lý.

– Ghi nhận theo tuần:

  • Tổng hợp các sự cố khắc phục trong tuần gồm công nghệ, thiết bị, biện pháp khắc phục. Trường hợp những sự cố nào chưa hoàn thành thực hiện khắc phục cần ghi chú các thông tin: đó là sự cố gì, tình trạng ra sao, xảy ra từ bao giờ, ai là người vận hành, vì sao chưa hoàn thành khắc phục.
  • Lập biểu đồ theo dõi kiểm tra hàng ngày như: SV30, DO, pH,… lưu lượng nước ra vào.

– Ghi nhận theo tháng:

  • Ghi nhận đúng, đầy đủ các số liệu đo đạc bằng đồng hồ điện, đồng hồ xả thải, số lượng và loại hóa chất sử dụng.
  • Ghi rõ sự cố chưa khắc phục trong tháng: hiện tượng, nguyên nhân, hướng giải quyết, lý do chưa được khắc phục, người chịu trách nhiệm.
  • Ghi rõ sự cố đã được khắc phục trong tháng: hiện tượng, nguyên nhân, cách giải quyết, người chịu trách nhiệm.
  • Đánh giá của nhân viên về quá trình vận hành hệ thống: Chất lượng nước thải đầu ra, những khó khăn khi vận hành hệ thống.

Việc ghi chép nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải đầy đủ rất hữu ích cho quá trình theo dõi và quản lý hệ thống. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách ghi nhật ký vận hành. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Quy trình vận hành trạm xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay