Những bệnh về gan mà tôm dễ mắc phải

Gan tụy là cơ quan lớn nhất cũng là cơ quan yếu nhất ngoại trừ vỏ của tôm. Trong những năm gần đây bệnh liên quan đến gan tụy ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi của bà con. Bài viết dưới đây Biogency sẽ giúp bà con tổng hợp những bệnh về gan mà tôm dễ mắc phải, qua đó có cách điều trị và phòng ngừa phù hợp, giúp tôm phát triển khỏe và ít nhiễm bệnh.

Những bệnh về gan mà tôm dễ mắc phải

2 bệnh về gan mà tôm dễ mắc phải trong quá trình nuôi

– Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND):

+ Tổng quan về bệnh AHPND:

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) vì nó gây ra những biểu hiện chết sớm ở tôm. Đây là một trong những bệnh về gan nguy hiểm mà tôm dễ mắc phải.

Bệnh AHPND xuất hiện vào những năm 2009 tại các đầm nuôi tôm miền Nam – Trung Quốc, sau đó bệnh lây lan sang các nước lân cận như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia gây nên tôm chết hàng loạt dẫn đến tổn thất lớn cho người nông dân.

AHPND do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có trong môi trường nước ao gây ra. Vibrio parahaemolyticus hiện diện trong môi trường nước ao mà bà con khó có thể lường trước được. Vi khuẩn này tích hợp với phage độc tương thích, tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm.

+ Những đặc điểm nhận biết bệnh AHPND trên tôm:

Bệnh về gan AHPND thường được phát hiện vào giai đoạn tôm nuôi trong tháng đầu tiên, tuy nhiên vẫn có trường hợp phát bệnh tại tháng thứ 3, 4, nhất là vào mùa nắng nóng. Bà con cần lưu ý những điểm nhận biết để theo dõi bệnh về gan AHPND và có biện pháp xử lý kịp thời:

  • Đường ruột rỗng hoặc đứt đoạn.
  • Gan tụy teo nhỏ (teo 1/3 so với bình thường) và bị chai, khó bóp nát.
  • Tôm mới bị bệnh gan tụy sưng to, biến đổi màu.
  • Màu sắc khối gan tụy nhợt nhạt hoặc trắng.
  • Vỏ mềm, tôm bị bệnh chết chìm dưới đáy ao.
  • Quan sát trên ao nuôi có các dấu hiệu như oxy hòa tan < 5ppm, pH dao động trong ngày > 0.3, khí độc NH3 xuất hiện rất sớm trong thời gian nuôi… thì khả năng ao đang xuất hiện mầm bệnh về gan AHPND.

Hình ảnh tôm bị bệnh hoại tử gan cấp tính.

Hình 1. Hình ảnh tôm bị bệnh hoại tử gan cấp tính.

Soi mẫu ép tươi mô gan tụy dưới kính hiển vi và sử dụng biện pháp xét nghiệm sinh học phân tử là cách chính xác nhất để biết tôm có nhiễm bệnh hay không.

+ Cách điều trị khi tôm nhiễm bệnh AHPND:

  • Xử lý ao nuôi đưa các thông số môi trường về mức ổn định, giảm tác hại từ môi trường nước đến tôm.
  • Bổ sung men đường ruột trộn vào thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ các chức năng gan.
  • Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh đạt được kết quả chỉ khi nào ta phát hiện và xác định chính xác kịp thời đó là khi tôm trong ao vẫn ăn mồi tốt thì việc xử lý mới đạt kết quả cao.

Lưu ý: Không có cách điều trị nhanh chóng cho đầm nuôi đã nhiễm bệnh nặng. Trong trường hợp xấu nhất, bà con nên chuẩn bị thu hoạch tất cả các ao trong thời gian ngắn. Sau đó thực hiện các biện pháp xử lý ao và cải tạo kĩ càng để tránh bùng phát.

+ Cách phòng ngừa bệnh về gan AHPND trên tôm:

  • PL cần có nguồn gốc từ tôm bố mẹ không nhiễm AHPND. Sức khỏe tổng quát của PL nên được kiểm tra trước khi thả giống.
  • Tất cả các thiết bị phải được khử trùng trước khi thả giống. Sử dụng nhiều chất khử trùng giúp loại bỏ tất cả các vật trung gian truyền bệnh.
  • Ao nuôi thương phẩm nên lót bạt nhựa HDPE để dễ vệ sinh và kiểm soát.
  • Trước khi thả, phải phơi khô hoàn toàn ao. Nước cũng phải được điều hòa trong 10 – 15 ngày trước khi thả tôm.
  • Các thông số chất lượng nước, bao gồm mức độ pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan (DO), Nitơ Amoniac và Hydro Sunfua (H2S), cần được theo dõi thường xuyên.
  • Nên theo dõi sức khỏe tôm 3 ngày/lần, đặc biệt là kiểm tra gan tụy.
  • Chế độ cho ăn nên được điều chỉnh để tránh cho ăn quá nhiều và nên cho ăn thức ăn có hàm lượng Protein trên 30%.
  • Các chất cặn nên được hút thường xuyên.
  • Cần duy trì sục khí thích hợp.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, nên sử dụng xét nghiệm xác nhận trong phòng thí nghiệm để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân.

– Bệnh vàng gan, vàng mang ở tôm:

+ Tổng quan về bệnh vàng gan, vàng mang ở tôm:

Bệnh vàng gan, vàng mang cũng là một trong những bệnh về gan gây đau đầu cho bà con khi nuôi tôm. Biểu hiện đầu tôm xuất hiện màu vàng là một trong những triệu chứng cho thấy rằng tôm đã nhiễm bệnh mà bà con gọi là “bệnh vàng gan”. Tôm nhiễm bệnh vàng gan, vàng mang thường do một trong hai nguyên nhân: Do môi trường hoặc do ảnh hưởng của bệnh đầu vàng.

Biểu hiện vàng gan, vàng mang tại đầu con tôm.

Hình 2. Biểu hiện vàng gan, vàng mang tại đầu con tôm.

Cụ thể các nguyên nhân gây nên bệnh vàng gan ở tôm là:

  • Tôm bị vàng mang, vàng gan do ảnh hưởng của bệnh đầu vàng: Do virus hình que có kích thước 44±6×173±13nm gây ra, nhân của virus có đường kính gần bằng 15 nm, chiều dài có thể tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae.
  • Tôm bị vàng mang, vàng gan do môi trường:
    + Gan tôm bị vàng cũng có thể do ô nhiễm môi trường nước làm chức năng gan suy yếu.
    + Có thể ao chứa nhiều phèn khiến pH xuống thấp trong lúc tôm đang lột xác.
    + Tảo tàn, ô nhiễm, chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm khiến mang có màu vàng.
    + Ao chứa nhiều kim loại nặng cũng khiến mang tôm vàng.

+ Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng gan, vàng mang trên tôm:

  • Nhìn thấy bằng mắt thường phần đầu tôm có màu vàng thì nên đi kiểm tra.
  • Tôm ăn nhiều hơn thường ngày, sau đó đột ngột ngừng ăn.
  • Sau 1 – 2 ngày tôm dạt vào bờ và chết, khi quan sát thấy gan tụy tôm có màu vàng nhạt, toàn thân nhợt nhạt. Bệnh gây ra thiệt hại rất lớn, tôm có thể chết hàng loạt 100% chỉ sau 3 – 5 ngày xuất hiện bệnh.

+ Một số cách phòng trị bệnh:

Bệnh vàng gan do môi trường nước thường không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu để quá lâu sẽ khiến tôm còi cọc, chậm lớn, thậm chí là chết, cho năng suất thấp. Bà con nên bổ sung chế phẩm sinh học tạo môi trường nước có lợi cho ao nuôi, bổ sung men đường ruột cho tôm giúp tôm tăng đề kháng, gan ruột chắc khỏe.

Nếu bệnh vàng gan do bệnh đầu vàng gây ra, bà con cần theo dõi và xử lý kịp thời vì bệnh về gan này có khả năng gây thiệt hại đến 100% trong vòng 3 – 5 ngày, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50 – 70 ngày tuổi, đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh.

Bệnh đầu vàng hiện tại chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu nào, khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh thì chỉ có thể hạn chế thiệt hại, ngăn chặn lây lan đến mức thấp nhất có thể (chúng lây lan theo đường ngang giống như bệnh đốm trắng trên tôm, khả năng lây lan và bùng phát nhờ các vật chủ mang mầm bệnh là rất cao). Một số biện pháp bà con có thể thực hiện là: Kiểm soát tốt các thông số môi trường như phèn, pH, kiểm tra kim loại nặng trong ao.

Phòng bệnh là cách tốt nhất để tránh tôm nhiễm bệnh về gan trong quá trình nuôi

Để phòng tránh tôm nhiễm các bệnh về gan, bà con nên:

  • Chọn con giống chất lượng, sạch bệnh để thả nuôi. Có thể nói con giống chính là yếu tố quyết định đến thành công của vụ nuôi vì thế cần phải hết sức kỹ lưỡng ở khâu chọn giống.
  • Chuẩn bị ao nuôi thật tốt, tiến hành diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, rào lưới ngăn chim, giáp xác từ ngoài xâm nhập vào ao.
  • Nạo vét bùn đáy áo và bón vôi, phơi ao từ 5-7 ngày rồi cấp nước vào ao.
  • Khi cấp nước phải dùng màng lọc để ngăn ấu trùng, trứng của các vật chủ trung gian mang mầm bệnh. Sau đó dùng các loại thuốc diệt khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh, kết hợp với cấy men vi sinh có lợi để tạo cân bằng sinh học trong ao nuôi trước khi thả tôm. Tham khảo một số dòng men vi sinh xử lý nước, xử lý khí độcxử lý đáy nhớt bạt ao nuôi tôm đến từ thương hiệu Microbe-Lift giúp bà con nuôi tôm hiệu quả >>>

Trên đây là thông tin tổng hợp về 2 loại bệnh về gan ở tôm mà bà con dễ gặp phải trong quá trình nuôi. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Rủi ro mầm bệnh từ việc thay nước ao tôm nhiều. Giải pháp nào giúp nuôi tôm ít thay nước?