Quá trình sản xuất và chế biến tinh bột sắn/mì thường tạo ra một lượng lớn nước thải, tích tụ từ các bước trong quy trình sản xuất khác nhau như rửa, tách, tinh chế tinh bột,… Nước thải chế biến tinh bột sắn/mì chứa thành phần ô nhiễm phức tạp với hàm lượng cao nên cần phải được xử lý đạt Quy chuẩn trước khi đưa ra môi trường.
Tổng quan về thành phần ô nhiễm của nước thải chế biến tinh bột sắn/mì
Các thành phần ô nhiễm có trong nước thải chế biến tinh bột bao gồm: Tinh bột, Protein, Xenluloza, Pectin, đường có trong nguyên liệu củ mì/sắn tươi,… Đây là những thành phần chính làm cho nước thải sản xuất tinh bột sắn/mì trở thành loại nước thải khó xử lý.
>>> Xem thêm: Quy trình chế biến tinh bột sắn
Phân tích thành phần ô nhiễm có trong nước thải chế biến tinh bột sắn/mì
Thông số đặc trưng của nước thải chế biến tinh bột sắn/mì là:
1. Độ pH thấp (pH < 5)
Nước thải chế biến tinh bột thường có độ pH thấp, nằm ngoài khoảng tối ưu cho vi sinh vật phát triển và xử lý chất ô nhiễm.
Tác động: pH thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. pH tối ưu cho vi sinh vật nằm ở mức từ 7,0 – 8,5.
2. Hàm lượng COD, BOD, TSS cao
Ví dụ về thành phần COD, BOD và TSS có trong nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn/mì:
Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả |
COD | mg/l | 2.500 – 17.000 |
BODs | mg/l | 2.120 – 14.750 |
SS | mg/l | 120 – 3.000 |
(Nguồn: Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM)
Tác động: Nước thải từ quá trình sản xuất/chế biến tinh bột có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, COD dao động từ 2.500 đến 17.000 mg/l. BOD, COD, TSS cao gây ô nhiễm môi trường sống, cụ thể là làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước từ đó gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái như chết cá và hệ thủy sinh. Ngoài ra, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao làm nước không trong gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh.
3. Hàm lượng chất dinh dưỡng (N,P) cao
Ví dụ về thành phần COD, BOD và TSS có trong nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn/mì điển hình như sau:
Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả |
N-NH3 | mg/l | 136 – 300 |
N – Tổng | mg/l | 250 – 450 |
P – Tổng | mg/l | 4 – 70 |
Tác động: Hàm lượng Nitơ và Photpho cao sẽ sinh ra hiện tượng phú nhưỡng, và điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh vật sống trong nguồn nước. Đặc biệt trong trường hợp Amonia cao sẽ làm chết cá và động vậy thủy sinh.
Yêu cầu xử lý của nước thải chế biến tinh bột – QCVN 63:2017/BTNMT
Nước thải chế biến tinh bột sắ/mì cần được xử lý đạt QCVN 63:2017/BTNMT quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn trước khi xả thải ra môi trường. Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Bảng: Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT về nước thải chế biến tinh bột sắn trước khi xả thải ra môi trường
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | ||
A | B | ||||
1 | pH | – | 6 – 9 | 5,5 – 9 | |
2 | Chất rắn lơ lững (TSS) | mg/l | 50 | 100 | |
3 | BOD5 (20oC) | mg/l | 30 | 50 | |
4 | COD | Cơ sở mới | mg/l | 75 | 200 |
Cơ sở mới đang hoạt động | mg/l | 100 | 250 | ||
5 | Tổng Nito (tính theo N) | Cơ sở mới | mg/l | 40 | 60 |
Cơ sở mới đang hoạt động | mg/l | 50 | 80 | ||
6 | Tổng Photpho (P) | mg/l | 10 | 20 |
Để xử lý nước thải sản xuất/chế biến tinh bột sắn/mì có thể sử dụng phương pháp xử lý sinh học kết hợp với hóa – lý đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng:
Để vận hành và xử lý nước thải sản xuất/chế biến tinh bột sắn/mì đạt Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT không phải là chuyện dễ. Nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ khắc phục kịp thời.
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn – Giải pháp BIOGENCY