Quy trình chế biến tinh bột sắn và chất thải cần xử lý

Chế biến tinh bột sắn là một ngành trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời cũng là ngành sản xuất sử dụng rất nhiều nước và có nồng độ ô nhiễm cao. Nên việc quản lý chặt chẽ quy trình chế biến tinh bột sắn và xử lý các nguồn chất thải phát sinh là vô cùng quan trọng.

Quy trình chế biến tinh bột sắn và chất thải cần xử lý

Quy trình chế biến tinh bột sắn

Quá trình chế biến tinh bột sắn (tinh bột khoai mì) thường diễn ra theo sơ đồ sau:

Quy trình chế biến tinh bột sắn.
Quy trình chế biến tinh bột sắn.

Thuyết minh quy trình chế biến tinh bột sắn:

  • Đầu tiên, từ bãi tập trung nguyên liệu, sắn/khoai mì được xe xúc đưa vào phễu nạp liệu. Dưới miệng phễu là băng tải, qua băng tải công nhân nhặt bỏ tạp chất hoặc củ thối.
Quá trình loại bỏ củ sắn thối trước khi đưa vào chế biến.
Quá trình loại bỏ củ sắn thối trước khi đưa vào chế biến.
  • Sau đó, băng tải chuyển đến công đoạn rửa nhằm rửa sạch các cặn bẩn bám trên bề mặt củ sắn. Máng này được chia làm 2 ngăn, một ngăn chứa nước để củ sắn có thể ngâm hoàn toàn trong nước (công đoạn rửa ngâm nước) và ngăn kia có đục lỗ ở dưới đáy để thoát nước đi (công đoạn rửa khô). Dọc theo máng là một trục quay có gắn nhiều chân vịt cố định trải đều trên khắp trục. Khi trục này quay, các chân vịt sẽ vừa trộn củ vừa đẩy củ ra khỏi máng ngâm nước đến máng rửa khô và cuối cùng đến máy băm củ.
  • Sau khi được băm nhỏ bằng những dao cắt đường kính 500mm, tốc độ vòng quay là 1.400 vòng/phút, sắn/khoai mì được chuyển vào máy nghiền, mài để được nghiền nát thành hỗn hợp bã lỏng đưa vào bồn chứa và được tiếp tục bơm vào máy phân tích.
  • Tại máy phân tích, bột được tách ra khỏi các chất xơ, mủ, vỏ… và ở dạng nước hòa lẫn với xác củ. Nước bột được bơm vào ống phân phối. Ống này có 3 van để đưa bột xuống 3 máy. Mỗi máy có một van nước và van lưu huỳnh vào. Lưu huỳnh có tác dụng làm cho sản phẩm không bị biến màu, giữ được màu trắng của tinh bột. Sau quá trình ly tâm này, sản phẩm sẽ biến thành 2 dạng: dạng xác và dạng nước bột sắn.
  • Dạng xác bột sắn được đưa vào các máy phân phối, máy li tâm để tách tinh bột ra khỏi xác. Xác được vắt kiệt, sau đó được đưa đi nén ép nhờ băng tải và thiết bị để tách phần nước tự do, sau đó được tải ra sân chứa bã.
  • Dạng nước bột tuần tự được đưa qua các công đoạn trích ly tinh, phân ly, trích ly cuối cùng và li tâm kiệt. Sản phẩm sau công đoạn này là bột ẩm với độ ẩm khoảng 50-55% và được vít tải đưa qua hệ thống sấy.
  • Hệ thống sấy sẽ sấy bột bằng không khí nóng theo nguyên tắc tránh cho sản phẩm không bị hồ hóa bởi nhiệt độ quá cao. Do vậy, nhiệt độ sấy phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sấy. Khi nhiệt độ đã đạt mức cho phép, tinh bột được thổi vào Cyclon để làm nguội. Sau đó, tinh bột được chuyển qua rây để kiểm tra độ đồng nhất và độ mịn của sản phẩm và cuối cùng là cân tĩnh, đóng bao và đưa vào khu vực bảo quản. Sản phẩm của cơ sở là tinh bột sắn khô.

Chất thải cần xử lý trong quy trình chế biến tinh bột sắn

Quy trình chế biến tinh bột sắn phát sinh chất thải ở cả 3 dạng, đó là: Khí thải, nước thải và chất thải rắn.

– Khí thải:

Trong quy trình chế biến tinh bột sắn, khí thải được phát sinh từ 2 nguồn chính là: Khí thải từ lò đốt dầu tạo khí nóng để sấy khô sản phẩm và khí phát sinh do quá trình phân hủy sinh học từ các hồ sinh học, bãi chất thải rắn. Giải pháp để xử lý chất thải này là:

  • Khí thải từ lò đốt dầu tạo khí nóng để sấy khô sản phẩm: Sử dụng khí Biogas từ hệ thống xử lý nước thải để vận hành lò sấy. Biogas được quy ước là nhiên liệu sạch nên khi sử dụng làm nhiên liệu đốt sẽ được phép xả trực tiếp ra ngoài môi trường xung quanh mà không phải qua hệ thống xử lý khí thải.
Sử dụng khí từ hầm Biogas để vận hành lò đốt dầu.
Sử dụng khí từ hầm Biogas để vận hành lò đốt dầu.
  • Khí phát sinh do quá trình phân huỷ sinh học từ các hồ sinh học, bãi chất thải rắn: Khí thải thường chứa các thành phần H2S, NH3, Mercaptan… do đó có thể phun xịt khử mùi bằng men vi sinh khử mùi Microbe-Lift OC.
Men vi sinh Microbe-Lift OC khử mùi hôi từ các hồ sinh học, bãi chất thải rắn trong chế biến tinh bột sắn.
Men vi sinh Microbe-Lift OC khử mùi hôi từ các hồ sinh học, bãi chất thải rắn trong chế biến tinh bột sắn.

– Nước thải:

Nhìn vào quy trình chế biến tinh bột sắn, nước thải phát sinh từ công đoạn: Tách tạp chất, rửa sơ bộ, bóc vỏ, trích ly, chiết xuất, lọc. Giải pháp xử lý đối với chất thải này là:

  • Nước thải sản xuất phát sinh tại nhà máy được dẫn đến bể gom, sau đó dẫn vào hầm Biogas để xử lý kỵ khí. Hầm Biogas có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ các vi sinh vật kỵ khí. Để tăng hiệu suất xử lý ở hầm Biogas thì nên bổ sung thêm vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và MicrobeLift SA. Sản phẩm chủ yếu là khí sinh học (Biogas) và được nhà máy tận dụng để phục vụ nhu cầu sấy bã, sấy sắn cho nhà máy.
Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn.
Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn.
    • Nước thải sau hầm Biogas sẽ được chuyển sang trạm xử lý nước thải bao gồm: hồ lắng sinh học, bể Anoxic (bể thiếu khí), bể Aerotank (bể hiếu khí), bể lắng bùn,… để xử lý tiếp các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nước thải. Nước thải phải đảm bảo đạt Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT mới thải ra nguồn tiếp nhận.
  • Nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng để rửa củ, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Xem thêm: Kiến thức về vận hành hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì >>>

– Chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh từ công đoạn rửa và làm sạch củ sắn, băm và mài củ, ly tâm tách bã. Giải pháp xử lý chất thải này là:

  • Mủ sắn: Sau khi thu gom vào bao và được xuất bán tươi cho dân địa phương có nhu cầu làm thức ăn gia súc, không để tồn lưu quá lâu trong khuôn viên nhà máy.
  • Vỏ gỗ, vỏ củ: Được thu gom xuất bán làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón.
  • Bụi bột thu hồi từ các thiết bị lọc sẽ được thu gom và bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc.
  • Bã sắn: Trong quá trình sản xuất tinh bột sắn phát sinh một lượng bã sắn, chúng được thu gom và sấy khô trước khi bán cho đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Trên đây là bài viết về “Quy trình chế biến tinh bột sắn và chất thải cần xử lý”. Hãy liên hệ ngay đến Biogency qua số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ đưa ra các giải pháp xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn hiệu quả và phù hợp cho nhà máy của bạn.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì sau hầm Biogas?