Các loại nước thải thực phẩm có thể xử lý bằng công nghệ sinh học

Ngành chế biến thực phẩm ở nước ta khá đa dạng, do đó mà nước thải phát sinh cũng sẽ có những đặc trưng riêng tùy loại hình chế biến cụ thể. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải thực phẩm được xem là hiệu quả và tối ưu cho doanh nghiệp. Các loại nước thải thực phẩm nào có thể xử lý bằng công nghệ sinh học? 

Các loại nước thải thực phẩm có thể xử lý bằng công nghệ sinh học

Nhu cầu xử lý nước thải thực phẩm hiện nay

Ngành sản xuất và chế biến thực phẩm của nước ta đang là một trong những ngành trọng điểm và có số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động trong mảng này.

Với tốc độ phát triển của đất nước, con người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng dẫn đến công suất sản xuất của các doanh nghiệp thực phẩm phải tăng theo để đáp ứng được nhu cầu. Đi đôi với sự tăng sản lượng sản xuất thì lượng nước thải sản sinh cũng sẽ tăng theo, tạo áp lực xử lý không nhỏ cho các hệ thống xử lý và những nhà quản lý.

Với công nghệ, quy trình xử lý mới nhất hiện nay thì hầu hết các hệ thống xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải chế biến thực phẩm nói riêng đều có thể áp dụng công nghệ xử lý sinh học. Với ưu điểm thân thiện môi trường, hiệu quả xử lý cao, xử lý được nhiều chỉ tiêu ô nhiễm,… nên hầu hết công nghệ xử lý nước thải sinh học đều được các nhà quản lý, kỹ sư tin dùng khi thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Những loại nước thải thực phẩm được xử lý hiệu quả với công nghệ sinh học

Trong ngành chế biến thực phẩm, có thể chia ra các loại hình nước thải với tính chất chung có thể xử lý hiệu quả bằng công nghệ xử lý sinh học như sau:

1. Nước thải chế biến thủy sản như tôm, cá,…

Đây là loại hình nước thải phổ biến ở nước ta hiện nay, được quy định xử lý theo một tiêu chuẩn riêng (QCVN 11-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải chế biến thủy sản), đặc trưng của nước thải loại này đó là nồng độ ô nhiễm rất cao, các chỉ tiêu như COD, Amonia, Nitơ tổng hay Phospho đều rất cao.

Nước thải chế biến thủy sản được xử lý hiệu quả với công nghệ sinh học. 
Nước thải chế biến thủy sản được xử lý hiệu quả với công nghệ sinh học.

Tuy nhiên, trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu Amoni, Nitơ là khó xử lý nhất. Ngoài giá trị cao thì để xử lý được hai chỉ tiêu trên đòi hỏi phải có công nghệ xử lý tốt, người vận hành am hiểu và có kỹ năng cao thì mới xử lý được.

Về mặt công nghệ, với tính chất ô nhiễm nặng, công nghệ để xử lý nước thải chế biến thủy sản được áp dụng nhiều nhất hiện nay đó là công nghệ AAO. Công nghệ này đáp ứng được yêu cầu xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm nêu trên, tuy vậy vẫn phải dựa vào yếu tố con người và các điều kiện vận hành liên quan nếu muốn xử lý đạt chuẩn loại nước thải này.

2. Nước thải chế biến bánh kẹo

Sau chế biến thủy sản thì chế biến bánh kẹo cũng là một trong những loại hình nước thải thực phẩm phổ biến tại nước ta với các thương hiệu gắn liền như Kinh Đô, Bibica, Lotte,… Đặc thù của loại nước thải này là nồng độ COD cao còn lại các chỉ tiêu ô nhiễm khác ở mức thấp hoặc dễ xử lý.

Kỹ sư Biogency trao đổi thông tin trực tiếp tại hệ thống.
Kỹ sư Biogency trao đổi thông tin trực tiếp tại hệ thống.

Với đặc thù như trên, nước thải này cần chú trọng đến hiệu xuất xử lý COD là chính vậy nên, các công nghệ xử lý có thể linh hoạt áp dụng nhưng bắt buộc phải có hệ xử lý kỵ khí. Nguyên nhân đơn giản là công nghệ kỵ khí đang là giải pháp ưu tiên số một trong xử lý nước thải có nồng độ COD cao (trên 2000 mg/l) hiện nay. Có thể nói, vận hành bể kỵ khí đạt hiệu suất cao là có thể xử lý được nước thải chế biến bánh kẹo.

3. Nước thải sản xuất sữa, bia rượu, nước giải khát

Nước thải trong ngành sản xuất này có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm nặng tương tự như nước thải chế biến thủy sản ở trên, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn. Trong nước thải loại này, các chỉ tiêu như Amonia, Nitơ tổng thường gặp phải và khó xử lý.

Nước thải chế biến sữa được xử lý hiệu quả với công nghệ sinh học. 
Nước thải chế biến sữa được xử lý hiệu quả với công nghệ sinh học.

Công nghệ được đa số các nhà máy bia rượu, nước giải khát áp dụng đó là công nghệ AAO (tương tự công nghệ cho nước thải chế biến thủy sản). Trong quá trình vận hành công nghệ xử lý này, điều cần lưu ý ở đây đó là cân bằng dinh dưỡng trong nước thải và sự thay đổi pH do tính chất nước thải. Đó là hai yếu tố thường xuyên biến động và gây mất hiệu suất xử lý của hệ thống.

Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong xử lý nước thải, Biogency sẽ mang tới cho các doanh nghiệp những giải pháp, phương án xử lý, khắc phục tối ưu nhất cho hệ thống xử lý nước thải của mình. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Cách tách mỡ ra khỏi nước thải chế biến thực phẩm