Nuôi tôm, cua theo hệ RAS để chủ động nguồn nước sạch

Một trong những lợi thế nổi bật của mô hình nuôi tôm, cua theo hệ RAS là không cần sử dụng nhiều nước. Hệ thống lọc tuần hoàn cho phép tái sử dụng nước được xem là bước tiến mới cho ngành nuôi trồng thuỷ sản, vừa chủ động nguồn nước sạch nuôi trồng vừa tối ưu hoá sử dụng nước, giảm thiểu nước thải ra môi trường.

Nuôi tôm, cua theo hệ RAS để chủ động nguồn nước sạch

Nước bị ô nhiễm làm giảm chất lượng nuôi trồng thủy sản

Các số liệu cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà các tỉnh lân cận, các khu vực nông thôn cũng chịu ảnh hưởng. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Bao gồm:

  • Nước ô nhiễm làm giảm lượng oxy, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thủy sản, khiến chúng yếu ớt, chậm phát triển và dễ mắc bệnh.
  • Độ pH thay đổi ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của thủy sản.
  • Thuỷ sản giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh hơn.
  • Dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong khu vực nuôi trồng.
  • Thủy sản nhiễm độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
  • Chất lượng thuỷ sản giảm, thịt mềm nhũn, tanh, mất hương vị.
  • Giá trị, giá thành thủy hải sản giảm, thiệt hại cho người nuôi trồng.
Nuôi tôm, cua theo hệ RAS để chủ động nguồn nước sạch
Nguồn nước ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi trồng thuỷ sản.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người bao gồm chất thải công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh hoạt chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã xả thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chất thải từ ngành thuỷ sản trong ao nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Nuôi tôm, cua theo hệ RAS để chủ động nguồn nước sạch

– Cơ chế tái sử dụng nước của mô hình nuôi RAS:

Đứng trước áp lực về chất lượng nước suy giảm, bối cảnh thiếu hụt diện tích nuôi trồng thuỷ sản, dịch bệnh tăng cao thì sự ra đời của mô hình nuôi trồng tuần hoàn hệ RAS được đánh giá là bước tiến mới mang tính đột phá cho ngành thuỷ sản.

Mô hình nuôi tôm, cua theo hệ RAS đã và đang được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp, hộ dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế dịch bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, mô hình RAS hầu như không sử dụng nguồn nước bên ngoài, chủ động kiểm soát nguồn nước, từ đó giải quyết được phần nào nỗi lo về tác động ô nhiễm nước đối với thuỷ sản. Mặt khác chất thải được xử lý, giảm thiểu gây ô nhiễm nguồn nước.

Trong mô hình nuôi trồng thuỷ sản bằng công nghệ lọc tuần hoàn RAS, nguồn nước cấp sau quá trình sử dụng sẽ được lọc và tái sử dụng. Chất thải rắn sẽ được loại bỏ bằng các biện pháp lắng hoặc lọc tuỳ vào điều kiện cụ thể của hệ thống nuôi. Sau khi loại bỏ chất rắn lơ lửng và chất rắn tích tụ, nguồn nước tiếp tục trải qua quá trình lọc sinh học dưới sự hoạt động của vi khuẩn.

Vi khuẩn dị dưỡng sẽ oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, tiêu thụ oxy và tạo ra Carbon Dioxide, Amoniac và bùn. Quá trình Nitrat hóa được thực hiện bởi vi khuẩn Nitrat hóa, chuyển đổi Amoniac thành Nitrit và Nitrat không độc hại.

Nuôi tôm, cua theo hệ RAS để chủ động nguồn nước sạch
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng vi khuẩn Nitrat hóa Nitrosomonas và Nitrobacter giúp xử lý hiệu quả khí độc trong ao nuôi tôm.

Trong bể lọc sinh học, hệ thống sục khí hoạt động liên tục để cung cấp đủ oxy cho vi khuẩn phân hủy. Điều này đảm bảo quá trình phân hủy diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả, giúp duy trì môi trường nước sạch và an toàn cho vật nuôi.

Nuôi tôm, cua theo hệ RAS để chủ động nguồn nước sạch
Cơ chế vận hành của hệ thống công nghệ lọc nước nuôi trồng thuỷ sản.

– Lợi ích nuôi trồng thuỷ sản theo công nghệ RAS:

Việc chủ động và kiểm soát nguồn nước sạch của mô hình nuôi trồng theo công nghệ RAS còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội gồm:

  • Tôm, cua có chất lượng tốt, kích cỡ lớn.
  • Hạn chế dịch bệnh.
  • Hầu như không sử dụng kháng sinh ở giai đoạn tôm nhỏ.
  • Giảm thiểu chi phí hóa chất xử lý nước.
  • Giảm giá thành sản xuất, giúp bà con có lời hơn.
  • Giảm tình trạng xả nước thải ra kênh rạch đáng kể, góp phần bảo vệ môi trường.
Nuôi tôm, cua theo hệ RAS để chủ động nguồn nước sạch
Tôm nuôi bằng công nghệ RAS cho chất lượng vượt trội.

Nhược điểm lớn khiến mô hình nuôi trồng theo hệ RAS vẫn chưa thực sự phổ biến đó là chi phí đầu tư ban đầu khá cao và đòi hỏi người vận hành phải được tập huấn, đào tạo bài bản. Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội kể trên, thiết nghĩ công nghệ RAS cần được khuyến khích hỗ trợ để nhân rộng, giúp tăng cường tính bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta.

Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, cua, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của BIOGENCY luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm