Nuôi tôm là nuôi nước

“Nuôi tôm là nuôi nước” là một câu nói quen thuộc của người nuôi tôm, cho thấy tầm quan trọng của việc “nuôi nước” trong ao nuôi tôm. Vậy ý nghĩa của việc “nuôi nước” trong ao nuôi tôm là như thế nào? Và phương pháp nào để “nuôi nước” thành công”? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Nuôi tôm là nuôi nước

Vì sao nói “Nuôi tôm là nuôi nước”?

Tôm là một loại động vật đẳng nhiệt và chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố trong môi trường sống. Chính vì thế mà sự biến động của môi trường nước có khả năng tác động rất lớn đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của tôm. Môi trường nước ao nuôi tốt thì tôm mới khỏe, bởi nước chính là môi trường sống và phát triển của tôm

Cùng với đó, “Nuôi tôm là nuôi nước” là câu nói được người nuôi tôm lan truyền rộng rãi, khẳng định thêm tầm quan trọng của môi trường nước ao nuôi để có một vụ nuôi tôm thành công. Môi trường sống thuận lợi là yếu tố tiên quyết để tôm phát triển bình thường, đồng thời hạn chế các tác nhân gây bệnh. Ngược lại, nếu môi trường sống của tôm có nhiều biến động, vượt ngưỡng phù hợp với tôm thì sẽ là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển, tôm phát triển chậm và đề kháng yếu.

Nuôi tôm là nuôi nước
“Nuôi tôm là nuôi nước” bởi môi trường nước là yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe tôm.

“Nuôi nước” trong nuôi tôm ý nghĩa gì?

Các yếu tố quan trọng trong môi trường nước ao nuôi tôm bao gồm nhiệt độ, độ pH, nồng độ oxy hòa tan, độ kiềm và các loại khí độc như NH3, NO2, hay kim loại nặng,… “Nuôi nước” trong nuôi tôm có nghĩa là quản lý, kiểm soát để các yếu tố nước ao nuôi trong ngưỡng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Những yếu tố quan trọng trong ao nuôi tôm cần được quản lý và kiểm soát ở mức lý tưởng, cụ thể:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tăng trưởng ở tôm. Nhiệt độ lý tưởng trong ao nuôi tôm ở mức từ 26-32°C.
  • Chỉ số pH: Đây là yếu tố dễ bị biến động từ nhiệt độ và mật độ tảo trong ao nuôi. Chỉ số pH lý tưởng trong ao nuôi tôm ở ngưỡng từ 7.5 – 8.5.
  • Nồng độ oxy hòa tan (DO): Oxy ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của tôm. Lượng oxy hòa tan trong nước cần được đảm bảo l> 3,5mg/l đồng thời duy trì ở mức tối ưu là DO > 5 mg/l.
  • Độ kiềm: Độ kiềm thể hiện khả năng trung hòa axit của nước và rất dễ biến động, được đo theo đơn vị mg/l CaCO3. Tùy theo loại tôm mà độ kiềm sẽ cần duy trì ở mức khác nhau, điển hình với tôm thẻ chân trắng là 120 đến 180 mg CaCO3/l và tôm sú là từ 80 đến 120 mg CaCO3/l.
  • Và một số yếu tố khác… Xem chi tiết: 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm bà con cần biết>>>

Ngoài ra, việc “nuôi nước” trong ao nuôi tôm hiệu quả còn giúp góp phần giảm một phần chi phí đáng kể từ việc thay nước, nhờ đó giảm chi phí điện năng, hóa chất xử lý cũng như nhân công.

Một ví dụ điển hình về khả năng giảm chi phí nuôi từ việc giảm thay nước (Cơ sở tính toán dựa trên ao tôm có thể tích 1500m3 nước):

Với quy trình nuôi tôm thay nước liên tục, tỷ lệ nước thay từ giai đoạn 2 đến thu hoạch là từ 40-80% mỗi ngày (hoặc 100% nước với trường hợp sang ao). Dựa vào đó, trung bình tỷ lệ nước thay trong ao là 50%/ngày và tính cho 45 ngày liên tục:

  • Lượng nước thay được tính như sau:

1500m3 x 50% x 45 ngày = 33.750m3

  • Chi phí điện năng với 1m3 nước cần 165 đồng tiền điện:

33.750m3 x 165 đồng = 5.568.000

  • Chi phí các loại hóa chất xử lý nước ao nuôi với 1m3 nước cần 3000 đồng tiền hóa chất:

33.750m3 x 3.000 đồng = 101.250.000 đồng

Qua ví dụ trên, có thể thấy chi phí cho việc cấp và xử lý nước trong ao nuôi tôm có thể lên đến 106.818.000. Chính vì thế, việc giảm thay nước trong ao nuôi tôm sẽ giúp tiết kiệm một phần chi phí lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế vụ nuôi cho người nuôi tôm.

“Nuôi nước” thành công với giải pháp sinh học BIOGENCY

Hiểu rõ rằng “nuôi tôm là nuôi nước”, cũng như môi trường ao nuôi ổn định là yếu tố quyết định đến sự thành công của mọi vụ nuôi tôm, BIOGENCY đã nghiên cứu và phát triển giải pháp sinh học tập trung vào vấn đề “nuôi nước”. Bằng cách kết hợp kỹ thuật cùng với công nghệ vi sinh vật tiên tiến, giải pháp từ BIOGENCY giúp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ phát sinh các vấn đề thay vì giải quyết chúng khi đã xảy ra.

Giải pháp sinh học BIOGENCY giúp “nuôi nước” thành công được gọi tắt là giải pháp 5G, giúp xử lý 5 vấn đề cần thiết cụ thể là:

  • Giảm NH3, NO2, H2S, BOD, COD: Khí độc trong ao nuôi tôm là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe của tôm. Ứng dụng giải pháp sinh học sẽ giúp chuyển hóa NH3 và NO2 thành các dạng an toàn, từ đó ổn định chất lượng nước ao nuôi.
  • Giảm mùi hôi trong nước thải: Mùi hôi từ nước thải ao nuôi tôm là vấn đề lo ngại cho môi trường và cộng đồng xung quanh. Do đó, xử lý các chất cặn đáy, giảm thiểu lượng chất ô nhiễm có trong nước thải ao nuôi là việc cần thiết. Xem thêm: Hướng dẫn xử lý đáy ao nuôi tôm (trước, trong và sau vụ nuôi)>>>
  • Giảm nấm đồng tiền: Sức đề kháng của tôm có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự tồn tại của nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm, tăng nguy cơ mắc bệnh. Giải pháp sinh học 5G giúp ức chế nấm đồng tiền, bảo vệ sức khỏe của tôm.
  • Giảm thay nước: Như đã đề cập, giảm thay nước sẽ giúp người nuôi tôm tiết kiệm được chi phí và thời gian đáng kể. Đồng thời, chất lượng nước trong ao nuôi tôm cũng được duy trì ở mức ổn định nhờ vào khả năng phân hủy chất hữu cơ, lợn cợn trong ao nuôi của vi sinh vật.
  • Giảm diệt khuẩn: Một số loại hóa chất diệt khuẩn có thể làm môi trường nước ao nuôi bị biến động. Ứng dụng phương pháp sinh học sẽ giúp kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi và có hại trong ao nuôi một cách tự nhiên mà không cần dùng các loại hóa chất mạnh.
Nuôi tôm là nuôi nước
Mô tả giải pháp 5G của BIOGENCY giúp “nuôi nước” ao nuôi tôm thành công.

Với những chia sẻ trên, BIOGENCY hy vọng đã giúp người nuôi tôm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của “Nuôi tôm là nuôi nước”, cũng như phương pháp “nuôi nước” hiệu quả trong ao nuôi tôm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, BIOGENCY luôn sẵn sàng hỗ trợ quý bà con!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cải tạo ao nuôi tôm trước khi vào vụ nuôi mới

Trả lời