Dân số và thu nhập ngày càng tăng, cùng với việc thay đổi sở thích về thực phẩm làm nhu cầu sử dụng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đang có những bước phát triển phức tạp do sự thay đổi về mặt kỹ thuật và địa lý, đang làm thay đổi sự cân bằng các vấn đề môi trường mà ngành này gây ra, và ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm.
Thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay ở nước ta
Những thay đổi về nhu cầu tiêu thụ thịt và sữa trên toàn thế giới đã tăng nhanh kể từ đầu những năm 2000. Thay đổi chế độ ăn uống, cả về chất và lượng, tăng nhanh khi các nước trở nên giàu có hơn và dân số ngày càng đô thị hóa. Đô thị hóa đi kèm với những thay đổi trong mô hình tiêu thụ thực phẩm theo thói quen và những thay đổi đáng kể trong lối sống, bao gồm sự suy giảm rõ rệt mức độ hoạt động thể chất.
Ở nước ta, ngành chăn nuôi đang trên đà chuyển mình mạnh mẽ về cơ cấu chăn nuôi, điển hình là việc chuyển đổi nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ sang chăn nuôi công nghiệp, trang trại quy mô lớn.
Tuy nhiên, khi ngành chăn nuôi càng phát triển thì hệ lụy của nó ảnh hưởng đến môi trường cũng tăng nhanh. Chất thải trong ngành chăn nuôi là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên bắt nguồn từ khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải này chiếm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính.
Hiện nay, nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng ngày đều thải ra một lượng chất thải không được xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu đã xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh rạch trong vùng gây ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh thiếu nước sinh hoạt vì nước giếng có váng và mùi hôi tanh, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa và ghẻ lở.
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do chất thải phát sinh không chỉ ảnh hưởng tới nguồn nước mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh, ảnh hưởng đến tài nguyên đất và ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chăn nuôi.
>>> Xem thêm: “Net Zero Carbon” là gì? Lý do cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi
Làm sao để giải quyết ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
– Tuân thủ quy định/chính sách của Nhà nước:
Cần có những chính sách, hành động để giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và luôn đảm bảo rằng ngành chăn nuôi sẽ đóng góp bền vững cho thực phẩm và giảm nghèo sản xuất chăn nuôi, giống như những hoạt động kinh tế khác, có thể gây thiệt hại đến môi trường.
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi số QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Quy chuẩn này quy định những giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm nước thải chăn nuôi trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và Quy chuẩn này chỉ áp dụng cho nước thải chăn nuôi. Các cá nhân, tổ chức tham gia chăn nuôi và liên quan đến hoạt động xả thải chất thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận đều phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
Nhà nước cũng bổ sung thêm những chính sách nhằm khuyến khích đổi mới mô hình chăn nuôi và các phương pháp sản xuất nông nghiệp. Hướng đến sự phát triển bền vững và đảm bảo khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên nước, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp gần gũi, thân thiện với môi trường. Xem thêm: Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi mới nhất
– Áp dụng giải pháp xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi:
Thông qua việc thực hiện 3T: Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế. Trong đó, việc xử lý chất thải chăn nuôi không những giúp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà còn tái sử dụng chất thải phục vụ cho các mục đích khác nhau giúp bảo vệ môi trường.
Giải pháp sinh học BIOGENCY mang đến những giải pháp trong xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm xử lý mùi hôi, chất thải rắn và nước thải. Ứng dụng kết hợp các loại men vi sinh Microbe-Lift để xử lý môi trường và xử lý chất thải.
- Xử lý khí thải:
Chăn nuôi phát thải nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4, H2S,…) thuộc các loại khí gây hiệu ứng nhà kính chính từ các hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi. Microbe-Lift AF (Animal Farm) là dòng vi sinh sử dụng công nghệ sinh học để xử lý mùi chăn nuôi, giúp hạn chế các hợp chất gây mùi như khí NH3, H2S, Mercaptan và độc tính liên quan, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi chất bởi vi sinh vật.
- Xử lý chất thải rắn:
Ủ phân là phương pháp đơn giản được ứng dụng rộng rãi và lâu đời để xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi. Phân chuồng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng là các chất vô cơ và hữu cơ có thể hòa tan trong nước và sử dụng luôn cho cây trồng, các dưỡng chất này bao gồm; phốt phát hòa tan, Nitơ Amoni, muối Kali,…
Từ đó, ta có thể tận dụng nguồn phân sau khi ủ để làm phân bón cho cây trồng vừa tăng năng suất vừa tiết kiệm chi phí và an toàn đối với cây trồng. Microbe-Lift BPCC là dòng sản phẩm chứa các chủng vi sinh chuyên biệt, sử dụng như chất xúc tác để thúc đẩy quá trình ủ phân diễn ra nhanh hơn, chất lượng phân được đảm bảo hơn.
- Xử lý nước thải:
Nước thải chăn nuôi bao gồm nước tiểu, nước tắm vật nuôi, nước rửa chuồng, vệ sinh,…chứa một lượng chất ô nhiễm có nồng độ cao, chất hữu cơ dễ và khó phân hủy. Tuy nhiên, nếu hiệu suất xử lý đạt hiệu quả thì nước thải chăn nuôi có thể tái sử dụng vào mục đích tưới cây trong khuôn viên, sử dụng để vệ sinh, dội rửa chuồng trại.
Microbe-Lift IND chứa 13 chủng vi sinh chọn lọc có hoạt tính mạnh chuyên xử lý COD, BOD, và giúp giảm Nitơ tổng, Amoni, Nitrit, Nitrat do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp. Mỗi loại vi sinh vật có vai trò và khả năng thích nghi khác nhau. Để tối đa hóa hiệu quả phân hủy chất hữu cơ cho hệ thống.
Xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi không khó, quan trọng là chúng ta tìm được giải pháp phù hợp và kịp thời vừa đem lại hiệu quả vừa an toàn cho con người và vật nuôi. Để biết thêm thông tin chi tiết về những giải pháp và cách xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Xử lý tổng Nitơ trong nước thải chăn nuôi