Cách phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Để có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe của tôm thẻ chân trắng, việc phân biệt và biết chính xác loại bệnh là quan trọng. Trong đó, bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng là 2 loại bệnh phổ biến và có thể gây nhầm lẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách phân biệt giữa bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng, từ đó giúp nâng cao khả năng phát hiện và chữa trị chúng tại các vụ nuôi nhé.

Cách phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng tương đối phổ biến, nhưng lại không hề dễ dàng để nhận biết, cũng như phân biệt chúng. Để phân biệt được bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng, bà con cần phải quan sát kỹ lưỡng và có những kinh nghiệm về các biểu hiện cụ thể của mỗi loại bệnh.

Dưới đây là một số yếu tố giúp bà con có thể phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng dễ dàng và nhanh chóng hơn:

Những yếu tố phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ Bệnh đục cơ Bệnh hoại tử cơ
Hình ảnh minh họa
Cách phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh đục cơ.
Cách phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh hoại tử cơ.
Tên thường gọi hoặc tên gọi khác – Bệnh đục cơ.
– Bệnh cong thân đục cơ.
– Bệnh hoại tử cơ.
– Bệnh IMNV.
Biểu hiện và triệu chứng – Phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể, tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.
*Các biểu hiện trên thường thấy sau khi chài tôm, thay đổi nhiệt độ và độ mặn đột ngột.
– Phần cơ đuôi trắng đục, lan dần cơ thể.
– Thấy hoại tử và đỏ ở phần cơ (giai đoạn nặng).
– Tôm chết mà ruột đầy thức ăn.
Thời điểm xuất hiện bệnh – Gặp hầu hết trong quá trình nuôi từ 10 ngày tuổi đến cuối vụ. – Giai đoạn 40-45 ngày trở đi.
Nguyên nhân gây bệnh – Tôm thiếu khoáng chất thiết yếu như: Kali, Magie, Canxi…
– Tôm bị sốc môi trường, sốc nhiệt khi xem nhá, stress khi thu tỉa, sang ao.
– Ao không đủ oxy.
– Các tác nhân khác làm tôm giật mình (ví dụ như tắt quạt nước) sẽ nhảy lên mặt nước, vài con sẽ cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang đục cơ.
– Do Infectious Myonecrosis virus được gọi tắt là IMNV gây ra.
Sự ảnh hưởng đến ao tôm – Gây chết tôm lai rai, giảm tỷ lệ sống ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch, giảm lợi nhuận mùa vụ. – Là bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh tại ao, làm chết tôm hàng loạt và có khả năng lây rộng trên khắp khu vực, địa phương nuôi gần nhau.
Phương pháp điều trị và lưu ý để tránh bệnh – Bổ sung khoáng định kỳ, đầy đủ cho tôm, có thể bằng 2 cách:
+ Khoáng tạt trực tiếp xuống ao.
+ Khoáng trộn vào thức ăn và cho tôm ăn phù hợp.
– Lưu ý không nên sử dụng nhá, vó để kiểm tra tôm trong ao khi thời tiết nắng nóng.
– Không nên tắt hết tất cả quạt khí vì bất cứ lý do gì mà nên duy trì hoạt động ít nhất một dàn quạt, kể cả khi cho tôm ăn.
– Kiểm tra sức khỏe và chọn thời điểm phù hợp để sang ao. Khi sáng nếu có dấu hiệu tôm trắng đục thì nên tạm dừng.
– Loại bỏ ngay những tôm bệnh ra khỏi ao nuôi khi phát hiện.
– Cần vệ sinh sạch sẽ ao nuôi, kiểm soát nguồn nước nuôi trồng và kiểm tra tôm thường xuyên.
– Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị bệnh hoại tử cơ mà chủ yếu vẫn áp dụng phòng bệnh tổng hợp.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh đục cơ và hoại tử cơ từ đầu vụ nuôi

  • Chọn giống tôm chất lượng: Chọn lựa giống tôm chất lượng cao từ các nguồn tin cậy, đảm bảo chúng có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện nuôi và không mang theo mầm bệnh.
  • Kiểm soát chất lượng nước: Duy trì chất lượng nước tốt bằng cách kiểm soát các yếu tố như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và hàm lượng NH3, NO2. Xi-phông thường xuyên.
  • Quản lý dinh dưỡng: Cung cấp dinh dưỡng đủ đảm bảo cho tôm và các khoáng chất cần thiết.
  • Kiểm tra sức khỏe tôm: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tôm bằng cách quan sát màu sắc, các dấu hiệu về sức khỏe. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần phải tiến hành các biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời.
  • Kiểm soát truyền nhiễm: Cách ly các tôm bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan. Lưu ý khi địa phương, vùng nuôi có dịch bệnh.

Từ các cách trên bà con đã có thể đánh giá được tôm đang bị bệnh nào và có hướng xử lý đúng nhất. Về cơ bản bệnh đục cơ ít nguy hiểm hơn hoại tử cơ, tuy nhiên cách tốt nhất bà con nên phòng trị từ đầu, nuôi nước khỏe mạnh để tránh các loại bệnh trên tôm.

Trong quá trình nuôi tôm, nếu bà con có gặp bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được các chuyên gia thủy sản tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Chúc bà con có một mùa vụ thuận lợi, tôm khỏe lợi nhuận cao.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng