Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dành cho tôm được chiết xuất từ tỏi, từ tỏi đơn thuần đến tỏi lên men (tỏi đen) và tác dụng đôi khi được thổi phồng quá mức. Phòng chữa bệnh cho tôm bằng tỏi có thực sự hiệu quả? Để bà con có thể hiểu một cách chi tiết các thành phần hoạt chất có trong tỏi, và tác dụng dược lý của nó mời bà con đọc bài viết sau của Biogency.
Thành phần và tác dụng dược lý của tỏi
- Tỏi (Allium sativum L.)
- Tên khoa học: Allium sativum L.
- Họ hành tỏi: Liliaceae.
Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là: Chất Alixin (C6H10OS2), Alixin là một hợp chất Sulphu có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn như: thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, trực khuẩn, bạch hầu, vi khuẩn gây thối rữa.
Trong tỏi tươi không có chất Alixin mà nó có chất Aliin, là một Acid Amin dưới tác dụng của men Alinaza có trong củ tỏi để tạo thành Alixin.
Chất Alixin tinh khiết là một chất dầu không màu, tan trong cồn, trong Benzen, trong Ete. Alixin cho vào dung dịch nước dễ bị thuỷ phân làm mất tính ổn định, độ thuỷ phân 2 – 5%. có mùi hôi của tỏi.
Chất Alixin để nhiệt độ mát ở trong phòng sau 2 ngày không còn tác dụng, gặp môi trường kiềm cũng biến chất nhưng trong môi trường Acid yếu không bị ảnh hưởng.
Khả năng ức chế vi khuẩn sinh trưởng của tỏi
Củ tỏi nghiền bột khô, bảo quản lâu. Nồng độ Alixin trong dung dịch từ 1: 50.000 đến 1: 125.000 có khả năng ức chế sinh trưởng nhiều vi khuẩn.
Khả năng diệt trùng của Alixin do Oxy nguyên tử, Alixin rất dễ kết hợp với 1 Acid Amin có gốc SH là Cystein của tế bào vi khuẩn để tạo thành hợp chất làm vi khuẩn hết khả năng sinh sản, dẫn đến ức chế. Oxy nguyên tử trong Alixin cũng sẽ tách ra, làm mất tác dụng kháng khuẩn của Alixin.
Phòng chữa bệnh cho tôm bằng tỏi
Ứng dụng khả năng ức chế vi khuẩn sinh trưởng của tỏi là cách hiệu quả để phòng chữa bệnh cho tôm, cụ thể là các bệnh liên quan đến đường ruột.
Mặc dù vi khuẩn trong đường ruột tôm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và sức khỏe của tôm, giúp ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, kích thích điều hòa hệ miễn dịch, hấp thu chất dinh dưỡng…Tuy nhiên, tại đây cũng chứa nhiều loại vi khuẩn có hại dễ gây nên các bệnh cho tôm, điển hình là bệnh phân trắng.
Để sử dụng hiệu quả tỏi trong phòng các bệnh đường ruột cho nuôi tôm ta làm như sau:
- Xay nhuyễn tỏi bằng máy xay sinh tố, sau đó hòa vào nước để dùng dần trong lâu nhất 2 ngày.
- Liều dùng như sau: Dùng phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10-15g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.
Khi sử dụng kết hợp với men tiêu hóa DFM sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Men tiêu hóa Microbe-Lift DFM giúp ổn định đường ruột cho tôm
Là dòng men vi sinh cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm, ứng dụng trong phòng ngừa bệnh phân trắng và bệnh đường ruột cho tôm nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột, bao gồm: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis.
Sử dụng Microbe-Lift DFM giúp:
- Phân giải thức ăn, giúp cho sự hấp thu dinh dưỡng ở tôm diễn ra một cách dễ dàng hơn.
- Giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất.
- Tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm, giúp ruột tôm to, đẹp, đồng đều, không đứt quãng.
- Hạn chế bệnh đường ruột, bệnh phân trắng trên tôm.
Liều dùng: 0,5-1g/1 kg thức ăn.
Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về Men đường ruột Microbe-Lift DFM.
Phòng chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là phương pháp hữu ích mà bà con có thể cân nhắc sử dụng cho ao tôm của mình. Tuy nhiên, khi dùng những sản phẩm tự nhiên vào ao, bà con nên đánh giá chính xác tình trạng ao và đưa ra liều dùng phù hợp, tránh những tác dụng phụ ngược lại cho tôm. Chúc bà con nuôi tôm hiệu quả và đạt năng suất cao.
>>> Xem thêm: Quản lý hệ vi sinh trong đường ruột tôm