Có nhiều phương pháp xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải. Điển hình là phương pháp cơ học, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phương pháp xử lý BOD, COD, TSS bằng cơ học
Sử dụng phương pháp cơ học để xử lý BOD, COD, TSS nhằm để tách các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Phương pháp này có thể loại bỏ được khoảng 60% các tạp chất không hòa tan và 20% BOD. Các phương pháp xử lý cơ học thường gặp là:
– Song chắn rác:
Mục đích của phương pháp này là để loại bỏ các chất cặn bẩn có kích thước lớn như: Giấy, nilon, rau cỏ, rác… để tránh ảnh hưởng đến các máy móc trong hệ thống xử lý.
– Bể lắng cát:
Bể lắng cát giúp tách các chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn ra khỏi nước.
– Tuyển nổi:
Tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học.
– Bể điều hòa:
Sử dụng bể điều hòa để duy trì dòng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm vào hệ thống xử lý, giúp khắc phục những sự cố vận hành liên quan nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra. Đồng thời, giúp nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học phía sau.
Phương pháp xử lý BOD, COD, TSS bằng hóa học
Xử lý BOD, COD, TSS bằng phương pháp hóa học là sử dụng các chất phản ứng để đưa vào nước thải nhằm gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học và tạo cặn lắng. Các phương pháp xử lý BOD, COD, TSS bằng hóa học có thể kể đến là:
– Keo tụ tạo bông:
Mục đích của phương pháp này nhằm loại bỏ các hạt chất rắn khó lắng hoặc cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng. Khi áp dụng phương pháp này, trong quá trình vận hành, kỹ sư vận hành thêm vào bể một số chất như: PAC, Polymer, phèn sắt, phèn nhôm… để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ và tạo bông cặn nhằm cải thiện hiệu suất lắng.
– Oxy hóa khử:
Dùng chất oxy hóa mạnh như Clorine, Hydrogen Peroxide và Ozone… để phản ứng với các chất ô nhiễm có trong nước thải.
– Fenton:
Là phương pháp oxy hóa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, có khả năng khử màu hiệu quả. Phương pháp Fenton sử dụng ion sắt như chất xúc tác Hydrogen Peroxide (H2O2) để oxy hóa các chất hữu cơ bằng cách tạo ra các gốc tự do có khả năng oxy hóa cao.
– Dùng hạt nhựa trao đổi ion:
Hạt nhựa trao đổi ion là những hạt nhựa có chứa các ion dễ dàng trao đổi với các ion khác có trong nước thải khi nước thải chảy qua cột trao đổi. Theo thời gian, các ion ô nhiễm sẽ liên kết với tất cả các vị trí trao đổi có sẵn trong cấu trúc nhựa và giảm thiểu chất ô nhiễm có trong nước thải.
– Than hoạt tính:
Than hoạt tính được dùng trong xử lý nước thải để khử màu hóa chất, khử mùi, khử độc và các tạp chất hữu cơ có trong nước thải.
Phương pháp xử lý BOD, COD, TSS bằng sinh học
Phương pháp xử lý BOD, COD, TSS bằng sinh học nhờ vào các chủng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, các chủng vi sinh vật tương ứng sẽ thực hiện quá trình này một cách tối ưu nhất. Bao gồm:
– Xử lý kỵ khí:
Sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ và vô cơ phân tử trong điều kiện không có oxy. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí thường chia làm 6 giai đoạn: Thủy phân Polymer, Lên men các Amino Axit và đường, Phân hủy kị khí các axit béo mạch dài và rượu, Phân hủy kị khí các axit béo dễ bay hơi, Hình thành khí Metan từ Axit Axetic và Hình thành khí Metan từ CO2 và Hydrogen.
– Xử lý thiếu khí:
Sử dụng vi sinh vật để xử lý Nitơ trong điều kiện thiếu khí tạo thành sinh khối mới và khí Nitơ (N2). Phương pháp này cần được kết hợp với phương pháp hiếu khí hoặc kỵ khí để việc xử lý đạt kết quả cao.
– Xử lý hiếu khí:
Sử dụng vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy. Xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng vi sinh hiếu khí thường trải qua 3 giai đoạn: Oxy hóa chất hữu cơ, Tổng hợp tế bào mới và Phân hủy nội bào.
Kết hợp xử lý BOD, COD, TSS bằng cơ học, hóa học và sinh học
Xử lý BOD, COD, TSS nói riêng và xử lý nước thải nói chung bằng phương pháp sinh học – Sử dụng các chủng vi sinh chuyên biệt cho xử lý BOD, COD, TSS đang được áp dụng nhiều vì nó đã và đang cho thấy được những ưu điểm vượt trội:
- Hiệu quả xử lý BOD, COD, TSS nhanh (thường sau 3 – 4 tuần), dễ sử dụng và vận hành.
- Liều lượng duy trì thấp, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
- Ít tiêu tốn hóa chất, giảm tối đa lượng chất thải độc hại phát sinh ra môi trường.
- Tính ổn định trong quá trình xử lý cao, tiết kiệm thời gian theo dõi, xử lý.
- Vi sinh an toàn với con người, môi trường và hệ sinh thái.
>>> Xem thêm: Vi sinh chuyên biệt dùng trong xử lý BOD, COD, TSS
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nước thải, cần kết hợp cả phương pháp cơ học, hóa học và sinh học để xử lý nước thải được tối ưu nhất.
Ví dụ, trong trường hợp nước thải đầu vào có chứa nhiều: Chất rắn lơ lửng, các hạt keo, chất hữu cơ, tảo, vi khuẩn, vi sinh vật… cần sử dụng phương pháp tuyển nổi, kết hợp với keo tụ tạo bông trước để tách các chất ô nhiễm trong nước thành bùn và sau đó lắng xuống đáy bể nước thải, rồi sau đó mới áp dụng phương pháp sinh học để xử lý ở các bước tiếp theo.
Việc kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp hóa học và sinh học trong xử lý BOD, COD, TSS sẽ giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn và ít tốn kém chi phí hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này cần đòi hỏi nhiều kinh nghiệm đến từ kỹ sư vận hành. Để được tư vấn về các phương pháp xử lý BOD, COD, TSS tối ưu nhất cho hệ thống xử lý nước thải của bạn, hãy liên hệ ngay đến Hotline 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với các loại nước thải