Ứng dụng quá trình Nitrat hoá để xử lý các chỉ tiêu về Nitơ trong nước thải là điều mà các kỹ sư vận hành hệ thống thường áp dụng. Thế nhưng, quá trình Nitrat hóa có xử lý được tổng Nitơ hay không? Hãy cùng Biogency tìm hiểu nhé.
Ảnh hưởng của Tổng Nitơ đến môi trường và con người
Tổng Nitơ là một trong các chỉ số quan trọng cần được kiểm soát nghiêm ngặt trong nước thải đầu ra vì nếu vượt chuẩn, tổng Nitơ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cả con người.
Ảnh hưởng của tổng Nitơ đến môi trường
Tổng Nitơ với hàm lượng cao có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, còn được gọi với tên quen thuộc hơn là tảo nở hoa. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nước nào.
Khi hiện tượng phú dưỡng xảy ra, lượng lớn Nitrat sẽ đi vào dòng nước mặt, làm các chất dinh dưỡng trong nguồn nước bị dư thừa, chúng sẽ cạnh tranh nguồn oxy với các sinh vất sống dưới nước, làm các loài vi sinh vật, đặc biệt là cá mất đi nguồn oxy để duy trì sự sống.
Hình 1. Phú dưỡng hóa làm chết các loài động vật sống dưới nước.
Có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng phú dưỡng hóa bằng mắt, khi nước có màu xanh (do tảo phát triển). Tảo phát triển thành từng vùng nhỏ, nếu không được xử lý sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ mặt nước, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái.
Ảnh hưởng của tổng Nitơ đến con người
Tổng Nitơ tăng đồng nghĩa với thành phần Amonia (NH3) có trong nguồn nước cao. Amonia trong nước nhanh chóng làm giảm oxy hòa tan do chúng sử dụng oxy để diễn ra quá trình Nitrat hóa. Nitrat thường không được coi là độc hại, nhưng ở nồng độ cao, cơ thể có thể chuyển Nitrat thành Nitrit hoặc các độc tố khác.
Nitrit chính là tác nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người vì chúng là các muối độc hại. Quá trình vận chuyển oxy trong máu sẽ bị gián đoạn do Nitrit, Nitrit sẽ phá vỡ Hemoglobin thành Methemoglobin. Điều này gây buồn nôn, đau dạ dày cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ, nó có thể cực kỳ nguy hiểm, vì nó gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu.
Hình 2. Hiện tượng tảo nở hoa có thể giải phóng độc tố anatoxin-a vào không khí. Ảnh: Pixabay.
Sự có mặt của Nitơ cũng gây cản trở cho các quá trình xử lý nước thải. Hiệu quả làm việc tại các công trình của các kỹ sư môi trường cũng bị giảm đáng kể. Ngoài ra, nó còn có thể kết hợp với các loại hóa chất khác trong quá trình xử lý gây ra các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Quá trình Nitrat hóa có xử lý được tổng Nitơ hay không?
Quá trình Nitrat hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất vô cơ Nitơ Amonia (N-NH3, N-NH4+). Ở quá trình này, Nitơ Amonia sẽ bị oxy hóa thành Nitơ Nitrite. Nitơ Nitrite sẽ tiếp tục bị oxy hóa thành dạng Nitơ Nitrat (Nitơ tự do). Nitơ Nitrate chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình Nitrat hóa.
Quá trình Nitrat hoá đóng vai trò quan trọng trong chu trình nitơ trong nước thải. Được thực hiện bởi sự góp mặt của các vi sinh vật tự dưỡng, mà trong đó hiệu quả nhất là sự tham gia của vi khuẩn Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp.
Hình 3. Sơ đồ 2 giai đoạn của quá trình Nitrat hóa.
Khi quá trình Nitrat hóa kết thúc sẽ đến bước thứ 2 trong chu trình xử lý Nitơ trong nước thải. Đó là quá trình khử Nitrat thành khí N₂ về khí quyển. Đây cũng chính là giai đoạn cuối cùng để giảm tổng Nitơ trong nước thải.
Hình 4. Sơ đồ quá trình khử Nitrat.
Do đó, có thể thấy rằng: Để xử lý chỉ tiêu tổng Nitơ trong nước thải bắt buộc phải xảy ra quá trình Nitrat hóa trước khi bước vào quá trình khử Nitrat để giải phóng khí Nitơ tự do.
Vậy để trả lời câu hỏi: “Quá trình Nitrat hóa có xử lý được chỉ tiêu tổng Nitơ hay không?” thì câu trả lời chắc chắn là có! Và điều chúng ta cần quan tâm là: Làm thế nào để quá trình Nitrat hoá này diễn ra được hiệu quả, lúc đó mục tiêu xử lý tổng Nitơ cũng sẽ hiệu quả theo.
Làm thế nào để quá trình Nitrat hóa diễn ra hiệu quả?
Như đã đề cập ở trên, quá trình Nitrat hóa sẽ được diễn ra hiệu quả với sự có mặt của các vi sinh vật tự dưỡng. Cụ thể hiệu quả nhất chính là 2 chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter.
Để bổ sung 2 chủng vi sinh vật này vào hệ thống xử lý nước thải nhằm xử lý triệt để chỉ tiêu tổng Nitơ, các kỹ sư môi trường hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm Microbe-Lift N1 – Dòng men vi sinh dạng lỏng được sử dụng chuyên biệt cho quá trình Nitrat hóa trong nước thải.
Hình 5. Microbe-Lift N1 – Dòng men vi sinh dạng lỏng được sử dụng chuyên biệt cho quá trình Nitrat hóa trong nước thải.
—–
Microbe-Lift N1 là dòng sản phẩm men vi sinh dạng lỏng duy nhất trên thị trường có chứa 2 chủng vi sinh vật Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ độc quyền tại Mỹ và nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện về Việt Nam. Để được tư vấn chi tiết hơn về quá trình Nitrat hóa cũng như men vi sinh Microbe-Lift N1, bạn hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Biogency hiện đang là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Microbe-Lift tại Việt Nam. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như đội ngũ kỹ sư môi trường giàu kinh nghiệm của chúng tôi.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để xử lý Nitrat trong nước thải hiệu quả?