Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng (hay tôm thẻ) là động vật giáp xác, được nuôi khá rộng rãi ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước. Các vấn đề xung quanh tôm giống cũng được nhiều bà con quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con có thêm thông tin về quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng giống đạt tiêu chuẩn và hiệu quả cao.

Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng

Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng

Để sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn và hiệu quả, trình tự các công việc cần thực hiện là:

Bước 1. Xử lý trang trại sản xuất tôm thẻ chân trắng

Việc đầu tiên là cần đảm bảo trang trại sản xuất tôm thẻ chân trắng không bị nhiễm vi khuẩn hay bất kỳ mầm bệnh nào. Các công việc cần làm là vệ sinh sạch sẽ các bể chứa, bể nuôi, bể lọc, dụng cụ nuôi dưỡng và các thiết bị liên quan, sau đó khử trùng toàn bộ và phơi cho khô ráo.

Bước 2: Xử lý nước nuôi tôm

Bơm nước biển trực tiếp vào để chứa chất xử lý có nồng độ phù hợp và ngâm nước để khử trùng và tiêu diệt các mầm bệnh/virus/vi khuẩn. Sau đó sục khí và phơi nước dưới nắng khoảng 2 ngày để cho các chất tẩy bay hơi hết rồi trữ nước và sử dụng dần.

Bước 3: Chọn lọc và nuôi vỗ tôm bố mẹ để tiến hành giao vĩ

Chọn lọc tôm bố mẹ: Cần lựa chọn tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn sinh sản, bao gồm màu sắc, thể trọng, kích thước và các yếu tố bên ngoài khác.

Nuôi vỗ tôm bố mẹ: Khi nuôi vỗ tôm bố mẹ để phục vụ cho quá trình giao vĩ, cần tách riêng tôm đực và tôm cái để nuôi theo chế độ riêng của từng đối tượng. Trong quá trình nuôi vỗ, nên cho tôm ăn thức ăn tươi sống thay vì thức ăn công nghiệp được chế biến sẵn, thay nước hằng ngày và kiểm soát nhiệt độ bể nuôi để đảm bảo không bị chênh lệch quá nhiều khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Chọn tôm cái cho quá trình giao vĩ: Nên chọn các con cái đã được cắt mắt, nuôi một ngày để chúng thành thục trước khi cho giao vĩ để sản xuất tôm thẻ chân trắng. Khi thả tôm cái vào bể tôm đực để thực hiện giao vĩ (thường là vào ban ngày), nếu bể nước bị tối thì nên thắp điện để thúc đẩy quá trình giao vĩ diễn ra hiệu quả hơn.

Bước 4: Chuẩn bị cho tôm đẻ

Trước tiên, cần chuẩn bị bể để cho tôm đẻ. Cần chú ý kích thước bể để tránh tôm đẻ số lượng nhiều trong bể nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống. Lựa chọn các con tôm cái đã mang túi tinh để cho đẻ (thường vào ban đêm), sau khoảng 12 giờ túi tinh sẽ nở ra Nauplius 1. Trong suốt quá trình trước, trong và sau khi tôm đẻ, cần đảm bảo bể luôn đủ oxy và nên tắm cho tôm để tăng khả năng thụ tinh.

Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng
Ấu trùng Nauplius.

Bước 5: Xử lý ấu trùng Nauplius

Khi trứng tôm nở ra ấu trùng Nauplius, cần tắm cho ấu trùng sau 18-24 giờ. Sau đó, tiến hành thu Nauplius và chuyển vào các bể nuôi giống.

Đối với các bể nuôi giống, cần đảm bảo đạt các yêu cầu về độ pH, oxy, tạp chất trước khi thả Nauplius vào nuôi. Trước đó, cần tắm lại cho Nauplius thêm 1 lần nữa. Không nên thả quá nhiều ấu trùng tôm vào trong một bể sẽ khó chăm sóc, dẫn đến chất lượng giống không cao.

Bước 6: Chăm sóc ấu trùng tôm giống

Ấu trùng tôm Nauplius sẽ lần lượt trải qua 3 giai đoạn: Zoea (kéo dài khoảng 3-5 ngày), Mysis (kéo dài khoảng 4-5 ngày) và Postlarvae (kéo dài khoảng 9-10 ngày). Xem thêm: Ấu trùng tôm thẻ >>>

Khi nuôi tôm giống trong các giai đoạn này có thể cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, nhưng cần đảm bảo thức ăn đạt chất lượng, trong suốt quá trình chăm sóc cần theo dõi tình hình sức khỏe của tôm, xem tôm có ăn tốt hay không để tùy chỉnh hoặc thay đổi thức ăn cho phù hợp.

Một loại thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho ấu trùng tôm trong giai đoạn này có thể tham khảo là Artemia (là một loại giáp xác chứa nhiều axit amin, axit béo, chất khoáng, giàu đạm,…), cần thiết cho sự sinh sản cũng như tạo màu sắc cho tôm. Tuy nhiên, nên cho tôm ăn Artemia khi chúng mới nở, càng để lâu thì artemia sẽ càng giảm chất lượng, và trước khi cho tôm ăn cũng cần phải xử lý Artemia thật kỹ để chúng không mang mầm bệnh vào bể tôm.

Quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng
Ấu trùng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm.

Việc phòng bệnh cho các ấu trùng tôm cũng rất quan trọng. Cần đảm bảo chất lượng nước để tránh môi trường sống của tôm bị ô nhiễm. Có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để xử lý và làm sạch nước ao nuôi.

Bước 7: Thu hoạch và vận chuyển tôm giống

Đây là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng để đưa tôm giống đến với khách hàng. Trong quá trình đếm, đóng gói và vận chuyển tôm giống cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện về môi trường ao nuôi để tôm khỏe mạnh khi đến tay khách hàng.

Những lưu ý khi sản xuất tôm thẻ chân trắng

Để quá trình sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả tốt, có những lưu ý cần quan tâm như sau:

  • Cần nắm các kiến thức về thời vụ nuôi tôm, quá trình tôm sinh sản để áp dụng sản xuất tôm thẻ chân trắng đúng lúc, giúp tăng hiệu quả sinh sản.
  • Các khâu trong quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng cần được thực hiện đúng trình tự, không cắt bớt giai đoạn vì sẽ làm giảm hiệu quả chất lượng tôm giống đầu ra.
  • Các thiết bị hỗ trợ trong quá trình sản xuất tôm thẻ chân trắng cũng cần được chuẩn bị kỹ, hạn chế xảy ra trục trặc làm ảnh hưởng đến tôm (ví dụ sục oxy bị hư làm tôm thiếu oxy…).

Bài viết trên đã cung cấp cho bà con những thông tin tổng quát về quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng. Ở mỗi bước để thực hiện tốt nhất bà con cần tìm hiểu thêm các kỹ thuật liên quan để áp dụng. Theo dõi Biogency qua Fanpage BIOGENCY để cập nhật những kiến thức nuôi tôm hữu ích khác một cách nhanh chóng.

>>> Xem thêm: 4 Giai đoạn trong Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng