Trạm xử lý nước thải được cấu thành từ một số hệ thống xử lý nước thải đơn lẻ, tùy thuộc vào loại hình sản xuất sẽ cho ra nước thải khác nhau từ đó áp dụng công nghệ khác nhau để xử lý. Tuy nhiên, trạm xử lý nước thải nói chung thường được vận hành theo một quy trình cơ bản nhất định. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình vận hành trạm xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay qua bài viết được Biogency chia sẻ dưới đây.
Hiểu về trạm xử lý nước thải và vận hành trạm xử lý nước thải
Trạm xử lý nước thải được cấu thành từ một số hệ thống xử lý nước thải đơn lẻ, tùy thuộc vào loại hình sản xuất sẽ cho ra nước thải khác nhau từ đó áp dụng công nghệ khác nhau để xử lý. Ba yếu tố cốt lõi của một trạm xử lý nước thải bao gồm:
- Loại bỏ các thành phần ô nhiễm hữu cơ, vô cơ có trong nước thải, đảm bảo lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn các chỉ tiêu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chi phí đầu tư, vận hành hợp lý nhưng vẫn đáp ứng được hiệu suất và độ bền của hệ thống.
- Nâng cấp các công nghệ xử lý khác để phù hợp với sự thay đổi về chất lượng nước thải sau này.
Hình 1. Minh họa mặt bằng của một trạm xử lý nước thải.
Vận hành trạm xử lý nước thải là công việc được thực hiện sau khi trạm xử lý nước thải đã được xây dựng hoàn chỉnh, được nghiệm thu đưa vào vận hành. Đơn vị xây dựng sẽ chuyển giao công nghệ xử lý, quy trình vận hành trạm xử lý nước thải chuẩn cho đơn vị vận hành để đảm bảo chất lượng đầu ra đúng theo thiết kế và các chỉ số theo Bộ tài nguyên môi trường.
Người vận hành trạm xử lý nước thải giữ vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành trạm xử lý nước thải bởi nếu tuân thủ đúng quy trình vận hành trạm xử lý nước thải chuẩn không những đảm bảo chất lượng nước đầu ra, giúp hệ thống hoạt động ổn định mà còn tiết kiệm chi phí hóa chất, hao tổn trang thiết bị cho đơn vị chủ quản.
Quy trình vận hành trạm xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay
Để vận hành trạm xử lý nước thải đạt hiệu quả, cần hiểu rõ về quy trình vận hành của chúng, cụ thể như sau:
– Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống
Trước khi vận hành hệ thống, yêu cầu người vận hành phải kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị trong hệ thống trạm xử lý nước thải trước khi chúng hoạt động, bao gồm:
- Kiểm tra các thiết bị điện:
+ Kiểm tra công tắc của tất cả các thiết bị điện đã ở vị trí OFF hoặc STOP hay chưa.
+ Bật MCCB tổng trong tủ điện và kiểm tra 3 đèn báo pha xem có đủ 3 pha hay không. Kiểm tra bằng Volt kế xem nguồn điện 3 pha có đủ 380V hay không.
- Kiểm tra các van trên đường ống đúng vị trí đóng/mở phù hợp với quy trình vận hành hay chưa.
- Kiểm tra tình trạng các thiết bị, máy móc, động cơ, van, các thiết bị đo v.v…sẵn sàng hoạt động chưa.
- Kiểm tra dung dịch hóa chất trong các bồn pha chế hóa chất có còn đủ cho hệ thống hoạt động.
- Kiểm tra nước thải có đủ cho hệ thống hoạt động.
- Kiểm tra nước sạch cung cấp đủ cho hệ thống hoạt động hay không.
– Bước 2: Khởi động toàn bộ hệ thống
Sau khi kiểm tra toàn bộ hệ thống và không nhận thấy có gì bất thường thì nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải có thể cho hệ thống hoạt động.
– Bước 3: Pha hóa chất
Các bước tiến hành pha hóa chất:
- Bật công tắc điều khiển bơm chuyển hóa chất về vị trí OFF/STOP.
- Kiểm tra tình trạng bồn, van.
- Đóng van xả đáy.
- Cho nước sạch vào bồn đến mức qui định, sau đó khóa van nước sạch lại.
- Cho lượng hóa chất phù hợp vào và bật máy khuấy hoạt động cho tới khi hoá chất tan hết thì tắt máy khuấy.
- Mở các van trên đường hút của bơm chuyển hóa chất (nếu có).
- Bật công tắc điều khiển máy bơm chuyển hóa chất trở lại vị trí AUTO.
– Bước 4: Kiểm tra thông số trong các bể xử lý
Trong quá trình vận hành trạm xử lý nước thải có rất nhiều các chỉ số, thông số cần phải kiểm soát như: SV30, pH, SVI, MLSS, F/M….vv. trong đó 2 chỉ tiêu cần kiểm tra mỗi ngày là pH, SV30 (Theo Quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT).
- Đối với bể sinh học thiếu khí:
+ pH: Khống chế trong khoảng 6 – 9 (Cột A), 5.5 – 9 (Cột B) Pt/Co.
+ SV30: Nồng độ bùn duy trì ở mức 30%.
+ Màu: Thường có màu vàng nhạt.
- Đối với bể sinh học hiếu khí:
+ pH: Khống chế trong khoảng 6 – 9 (Cột A), 5.5 – 9 (Cột B) Pt/Co.
+ SV30: Nồng độ bùn duy trì ở mức 30%.
+ Lấy mẫu 2 lần/ ngày: Lấy một hỗn hợp bùn vi sinh đang hoạt động, rót vào cốc 1000mL, để lắng 30 phút. Lượng bùn sau lắng là SV30.
+ Màu: Thường có màu vàng nhạt.
- Đối với bể lắng:
+ Màu: Nước trong, không có màu.
+ Bùn: Không có hiện tượng bùn nổi.
- Đối với bể keo tụ tạo bông:
+ Khả năng keo tụ: Nước thải và hóa chất dễ phản ứng với nhau, tạo bông bùn, có khả năng lắng tốt nhất.
+ Độ lớn bông bùn: Bông bùn phải lớn, có khả năng lắng cao.
- Đối với bể khử trùng:
+ COD: ≤ 75 mg/l (Cột A), ≤ 150 mg/l (Cột B).
+ Tổng Nitơ: ≤ 20 mg/l (Cột A), ≤ 40 mg/l (Cột B).
+ Tổng Photpho ≤ 4 mg/l (Cột A), ≤ 6 mg/l (Cột B).
+ Màu: Nước trong, không có màu.
– Bước 5: Kiểm tra chất lượng nước
- Tùy vào chất lượng nước đầu ra quy định tại nơi vận hành theo cột A hay cột B mà bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm định chất lượng nước định kỳ.
- Nếu nước thải đã đạt chuẩn thì lên kế hoạch duy trì vận hành trạm xử lý nước thải.
- Trường hợp nước thải chưa đạt chuẩn cần lên phương án vận hành thay thế.
– Bước 6: Ghi chép nhật ký và báo cáo
- Người vận hành phải phân tích và ghi chép lại các kết quả thí nghiệm cũng như những hiện tượng quan sát được bằng cảm quan vào “Nhật ký vận hành trạm xử lý nước thải”.
- Các thông số cần được ghi chép hệ thống:
+ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): SS hoặc TSS.
+ COD
+ DO.
+ pH.
+ Tổng Nitơ, photpho.
+ Mùi, màu nước.
+ SV30 – lượng bùn hoạt tính trong bể, kích thước, màu sắc bông bùn và lượng váng bọt trên bề mặt.
+ Thiết bị và động cơ: Điện áp, chế độ hoạt động, có ồn, rung và nhiệt độ, có sự cố không.
+ Xem thêm: Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với các loại nước thải >>>
- Báo cáo tình trạng của hệ thống.
- Báo cáo môi trường định kỳ 6 tháng/ lần. Tiếp đón các đoàn thanh kiểm tra.
Vậy là qua bài viết này chúng ta đã hiểu hơn về trạm xử lý nước thải và quy trình vận hành trạm xử lý nước thải BIOGENCY mong rằng những kiến thức này hữu ích với quý bạn đọc.
BIOGENCY là đơn vị cung cấp giải pháp cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy, xí nghiệp bằng phương pháp dùng chế phẩm sinh học, đặc biệt là chỉ số Nitơ và Amonia. Nếu hệ thống xử lý của bạn đang có bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua số HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: 4 phương pháp xử lý độ màu trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm