Quy trình xử lý nước thải cao su và cách tăng hiệu suất xử lý sinh học

Vấn đề đánh giá và đưa ra quy trình xử lý nước thải cao su đang là nhu cầu cấp thiết được các nhà máy và chính quyền địa phương quan tâm. Vậy quy trình xử lý nước thải cao su như thế nào và cách tăng hiệu suất khi xử lý nước thải này ra sao?

Quy trình xử lý nước thải cao su và cách tăng hiệu suất xử lý sinh học

Tổng quan về tính chất ô nhiễm của nước thải cao su

Ngành chế biến cao su ở những năm gần đây trở thành một trong những ngành xuất khẩu chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc trong nhà máy và trong các nông trường cao su. Song song đó, lượng nước thải của ngành chế biến và sản xuất mủ cao su ước tính hàng năm thải ra khoảng 5 triệu m3.

Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy rất cao như Acetic, đường, Protein, chất béo… Hàm lượng COD khá cao đến 2500 – 35000 mg/l, BOD từ 1500 – 12000 mg/l, Tổng Nitơ từ 300 – 400 mg/l, Amoni từ 200 – 300 mg/l… do đó vấn đề đánh giá và đưa ra quy trình xử lý nước thải cao su đang là nhu cầu cấp thiết của các nhà máy và chính quyền địa phương quan tâm.

>>> Xem thêm: Tính chất nước thải ngành chế biến mủ cao su

Sơ đồ về quy trình xử lý nước thải cao su

Dưới đây là quy trình xử lý nước thải cao su được nhiều kỹ sư môi trường đánh giá là hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm và được nhiều hệ thống xử lý nước thải cao su áp dụng hiện nay:

Sơ đồ về quy trình xử lý nước thải cao su.
Sơ đồ về quy trình xử lý nước thải cao su.

Mô tả quy trình xử lý nước thải cao su

Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom tập trung về Hố thu gom. Tại đây, nước thải được bơm lên cụm Bể tách mủ.

Bể tách mủ có nhiệm vụ tách lượng mủ thô có trong nước thải, nước thải sau khi tách mủ tự chảy qua Bể trung gian và tiếp tục được bơm lên Bể keo tụ – tạo bông. Tại bể này, hóa chất Polymer và PAC được châm vào để tăng hiệu quả xử lý.

Nước thải sau khi được bổ sung hóa chất keo tụ sẽ được đưa vào cụm thiết bị tuyển nổi. Theo cơ chế xử lý của bể tuyển nổi dưới áp suất môi trường, bọt khí tạo ra sẽ kéo toàn bộ lượng cặn và mủ còn lại trong nước thải lên. Nước trong sẽ được thu ra ngoài đưa về Bể UASB.

Chức năng của bể UASB là phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước thải bằng bùn hoạt tính. Hỗn hợp bùn kỵ khí trong bể hấp phụ chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Nước sau khi qua UASB sẽ chảy tràn vào Bể Anoxic.

Chức năng của bể Anoxic xử lý Nitơ dưới dạng Nitrat thành Nitơ tự do. Lượng Nitrat này được tuần hoàn từ lượng nước thải bể Aerotank (đặt sau bể Anoxic) và tuần hoàn từ Bể lắng vi sinh. Nước thải sau khi khử Nitơ sẽ tiếp tục tự chảy vào Bể hiếu khí.

NO3- + 1,08CH3OH + H+🡪 0,065C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

Tại bể sinh học hiếu khí Aerotank, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và cung cấp đầy đủ oxy bằng máy sục khí để cung cấp lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển giúp xử lý các chất hữu cơ bao gồm hàm lượng COD, BOD và đồng thời giúp chuyển hóa Amoni thành Nitrat.

Các quá trình xử lý diễn ra trong bể Aerotank được mô tả qua các sơ đồ dưới đây:

  • Quá trình khử BOD:

Quá trình khử BOD:

  • Quá trình tổng hợp sinh khối tế bào:

Quá trình tổng hợp sinh khối tế bào:

  • Quá trình tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào):

Quá trình tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào):

  • Quá trình Nitrit hóa:

Quá trình Nitrit hóa:

Toàn bộ hỗn hợp bùn và nước sau khi đi ra khỏi bể sinh học Aerotank sẽ được đưa vào Bể lắng sinh học. Tại bể lắng bùn sinh học sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Bùn hoạt tính sẽ được lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực, nước trong sẽ được thu vào máng thu nước và đưa về bể chứa nước sau xử lý.

Bùn hoạt tính sau khi lắng sẽ được thu hồi vào bể thu bùn. Tại đây một phần bùn hoạt tính sẽ được hệ thống bơm về bể Anoxic một phần bơm về bể sinh học hiếu khí Aerotank để hạn chế việc mất bùn trong hệ thống. Lượng bùn thải sẽ được đưa về bể chứa bùn và đưa đi xử lý đúng quy định.

Hệ thống xử lý nước thải cao su.
Hệ thống xử lý nước thải cao su.

Cách tăng hiệu suất xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải cao su

Để tăng hiệu suất xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải cao su thì ngoài yếu tố vận hành ra thì việc bổ sung thêm chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh và những chủng vi khuẩn chuyên biệt cho quá trình xử lý là việc rất quan trọng.

Bổ sung vi sinh vào hệ thống xử lý nước thải cao su.
Bổ sung vi sinh vào hệ thống xử lý nước thải cao su.

Tăng hiệu suất bể kỵ khí UASB, nhờ men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS giúp phân hủy được những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- hay Xylene- (BTX), giảm BOD, COD, TSS đầu ra cho bể sinh học kỵ khí.

Tăng hiệu suất bể hiếu khí Aerotank, nhờ vi sinh Microbe-Lift IND giúp đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy. Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, trong vi sinh Microbe-Lift IND chứa chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis chuyên khử Nitrate nhanh hơn gấp 17 lần so với các vi khuẩn bản địa. Xem thêm: Giải quyết “nỗi đau” của nhà máy xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên bằng men vi sinh Microbe-Lift >>>

Bên cạnh đó, tại bể Aerotank cũng cần bổ sung thêm vi sinh Microbe-Lift N1 để tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa, vì dòng sản phẩm này chứa 2 chủng vi khuẩn tự dưỡng chuyên cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter, với hiệu suất xử lý Amonia lên tới 99%.

Liều lượng sử dụng:

– Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:

  • Ngày 1 và 2 sử dụng từ 40 – 80 ml/m3.
  • Ngày 3 đến 7 sử dụng từ 10 – 20 ml/m3.
  • Ngày 8 đến 30 sử dụng từ 2 – 5 ml/m3.

– Duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 1 – 3 ml/m3. Bổ sung 1 tuần/lần.

Bùn sinh học của hệ thống xử lý nước thải cao su sau khi được phục hồi.
Bùn sinh học của hệ thống xử lý nước thải cao su sau khi được phục hồi.
Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải cao su sau khi áp dụng vi sinh Microbe-Lift.
Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải cao su sau khi áp dụng vi sinh Microbe-Lift.

Tùy vào tình trạng hệ thống xử lý nước thải cao su và tính chất nước thải của từng nhà máy mà liều lượng vi sinh bổ sung sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật Biogency để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp xử lý phù hợp qua HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Mùi hôi nước thải cao su: Vấn đề và giải pháp xử lý