Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là một trong những loại nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm và cần được xử lý, đặc biệt là các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ, Amonia… thường xuyên bị vượt. Đây cũng là loại nước thải có yêu cầu cao về quy trình xử lý và được đối chiếu nước thải đầu ra với quy chuẩn cụ thể – QCVN 40:2011/BTNMT. Một quy trình xử lý nước thải công nghiệp cụ thể bao gồm những gì?

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải của các công ty sản xuất của nhiều ngành nghề khác nhau như chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất quần áo, giày dép, máy tính, đồ điện tử, xe cộ, phương tiện đi lại,… Đây là một trong những loại nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm và cần được xử lý, đặc biệt là các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ, Amonia… thường xuyên bị vượt.

Nước thải công nghiệp yêu cầu cao về quy trình xử lý. Dưới đây là sơ đồ của một quy trình xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay:

Sơ đồ một quy trình xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay

Hình 1. Sơ đồ một quy trình xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay.

Mô tả quy trình xử lý nước thải công nghiệp

– Cụm bể tiền xử lý: Tách rác và xử lý sơ bộ nước thải

Nước thải từ các nhà máy sản xuất được thu gom tập trung về trạm xử lý nước thải khu công nghiệp tập trung.

Nước thải đầu vào được đưa vào cụm bể tiền xử lý. Tại đây, nước thải khu công nghiệp tập trung được đưa qua thiết bị tách rác, tách cát để loại bỏ cặn rắn hoặc cát có kích thước lớn ra khỏi dòng thải. Tiếp đó vào bể thu gom, tại bể thu gom được lắp đặt thêm hệ bơm chìm nhằm bơm nước từ bể thu gom lên hệ bể điều hoà của trạm xử lý.

Bể điều hoà được bố trí máy khuấy trộn và cấp khí nhằm tạo sự xáo trộn cho nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí và tạo môi trường đồng nhất cho dòng thải trước khi qua các bước xử lý tiếp theo. Ngoài ra có thể bố trí song chắn rác tinh để loại bỏ các cặn rác có kích thước nhỏ hơn 20mm.

– Cụm bể xử lý hoá lý: Tạo bông kẹo tụ và tách ra khỏi dòng thải

Dòng thải tiếp tục được bơm vào bể phản ứng keo tụ, tạo bông. Để điều chỉnh pH của dòng thải, bể được trang bị thêm hệ thống châm hóa chất và khuấy trộn. Tiếp đó, nước thải sẽ được khuấy trộn đều với hoá chất PAC và polymer nhằm tạo điều kiện tối ưu để hình thành bông keo tụ. Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể lắng hoá lý – bể lắng lamen nhằm tách các cặn bông lơ lửng ra khỏi nước thải.

– Cụm bể xử lý sinh học: Xử lý các chất ô nhiễm

Vi sinh vật trong bể thiếu khí có khả năng khử Nitơ từ sự chuyển hóa Nitrate thành khí Nitơ tự do. Lượng Nitrate này được cung cấp từ bể hiếu khí (đặt trước hoặc sau bể thiếu khí) thông qua hệ bơm nội tuần hoàn (nếu đặt bể Anoxic trước bể hiếu khí). Nước thải sau khi khử Nitơ tại bể Anoxic sẽ tiếp tục được xử lý tại bể hiếu khí bằng việc oxy hóa các chất hữu cơ kết hợp với quá trình Nitrate hóa.

Nước từ bể lắng hoá lý được dẫn về cụm bể xử lý sinh học. Trong bể hiếu khí Aerotank, quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra nhờ quần thể các vi sinh vật hiếu khí và tuỳ nghi như: Psedomonas, Zoogloea, Nitrobacter, Nitrosomonas,… phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm hoà tan trong nước thải.

Trong đó, NitrobacterNitrosomonas chịu trách nhiệm oxy hoá Amoni thành Nitrit và Nitrat. Hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân huỷ được sử dụng để duy trì sự sống của vi khuẩn.

Các chất hữu cơ được phân huỷ theo phương trình phản ứng sau:

Vi sinh vật + chất hữu cơ  —> CO2+ H2O + …

Từ bể Aerotank, nước thải sau xử lý theo máng thu được dẫn vào bể lắng sinh học. Ở đây sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã qua xử lý sinh học.

Sau khi nước thải được tách cặn thì phần lớn bùn hoạt tính sau khi lắng được bơm bùn tuần hoàn bơm trở về bể Aerotank để duy trì hàm lượng vi sinh vật xử lý.

Phần cặn dư sẽ được bơm về bể xử lý bùn. Phần nước trong bên trên tiếp tục chảy qua bể khử trùng, nước thải sẽ được tiếp xúc với hoá chất khử trùng và chảy vào hồ sinh học.

Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT.

QCVN 40:2011/BTNMT

Hình 2. QCVN 40:2011/BTNMT.

Tăng hiệu suất xử lý nước thải công nghiệp bằng cách nào?

Sử dụng vi sinh vật để bổ sung vào cụm bể xử lý sinh học là cách làm hiệu quả để tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, ví dụ như:

  • Nitrobacter, Nitrosomonas, Psedomonas: Tăng hiệu suất xử lý của các chỉ tiêu Amonia, Nitrit, Nitrat và Tổng Nitơ.
  • Bacilus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilus, Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris…: Tăng hiệu suất xử lý BOD, COD, TSS.

Các chủng vi sinh vật kể trên đều có trong Men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift – Một sản phẩm đến từ Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ – Ecological Laboratories.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND là hai dòng sản phẩm giúp xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải công nghiệp hiệu quả.

—–

Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift cũng như các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải công nghiệp, hãy liên hệ ngay cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Xử lý Nitrat trong nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Long Giang