Nước thải của lò mổ gia súc, gia cầm có hàm lượng cao COD, BOD, Phốtpho và Nitơ. Vì vậy, trước khi xả các nguồn nước thải này vào các vùng nước tiếp nhận, cần phải thực hiện một quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Nguồn gốc phát sinh nước thải giết mổ gia súc, gia cầm
Nhu cầu chăn nuôi đang ngày càng tăng, điều này cũng dẫn đến lượng nước thải thải ra từ các lò giết mổ gia tăng. Các lò giết mổ gia súc, gia cầm thải ra một lượng đáng kể nước thải ô nhiễm cao, chủ yếu là trong quá trình giết mổ và rửa định kỳ các phần tử còn sót lại, gây ra sự thay đổi đáng kể về nồng độ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
Chất hữu cơ được coi là chất ô nhiễm chính trong nước thải của lò mổ. Tải lượng hữu cơ đối với các dòng thải này thường là thức ăn không tiêu, phân, máu, mỡ, thịt rời, miếng thịt, hạt keo, protein hòa tan và chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên, việc xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải bỏ đôi khi không được thực hiện dẫn đến tắc nghẽn và sự xuống cấp của hệ thống đường ống nước thải.
Ngoài ra, các điểm thu gom máu, phân, xác động vật và các chất thải khác tạo ra mùi rất hăng, thu hút các dạng côn trùng và động vật gặm nhấm khác nhau, rất đáng lo ngại và có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh.
Thành phần ô nhiễm của nước thải giết mổ gia súc, gia cầm
Tiêu thụ nước điển hình cho giết mổ lợn là 1.5 – 10 m3/ tấn sản phẩm, cho giết mổ gia súc 2.5 – 40 m3/ tấn sản phẩm và cho giết mổ gia cầm là 6 – 30 m3/ tấn sản phẩm. Phần lớn lượng nước này được thải ra ngoài là nước thải với lượng từ 0.4 – 3.1 m3/ con giết mổ.
Nước thải của lò mổ gia súc, gia cầm có hàm lượng cao nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), Phốtpho và Nitơ. Vì vậy, trước khi xả các nguồn nước thải này vào các vùng nước tiếp nhận, cần phải thực hiện một quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các thông số đầu vào đặc trưng của nước thải giết mổ gia súc, gia cầm:
Chỉ tiêu | Giá trị thấp nhất | Giá trị cao nhất | Giá trị trung bình |
COD (mg/l) | 1.000 | 35.000 | 10.000 |
BOD5 (mg/l) | 600 | 5.500 | 2.750 |
TSS (mg/l) | 300 | 5.000 | 2.500 |
Tổng Nitơ (mg/l) | 50 | 750 | 250 |
Tổng Phospho (mg/l) | 15 | 80 | 45 |
Dầu mỡ (mg/l) | 60 | 1500 | 650 |
Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm hiệu quả
Để xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm hiệu quả, lựa chọn tốt nhất là một thiết kế bao gồm 2 quy trình:
- Tiền xử lý nước thải (loại bỏ các chất rắn lớn và nhỏ hơn, loại bỏ dầu và chất béo).
- Xử lý sinh học (kỵ khí, hiếu khí) để loại bỏ các chất hữu cơ và Nitơ.
– Tiền xử lý:
Tiền xử lý là bước thứ nhất trong quy trình xử lý nước thải giết mổ giúp loại bỏ các chất rắn, dầu, chất béo ra khỏi nước thải để áp dụng các phương pháp xử lý phía sau cho hiệu quả. Cụ thể là:
- Loại bỏ chất rắn có trong nước thải: Đây là công việc đầu tiên cần làm. Sử dụng các thiết bị tách cặn có kích thước lỗ tương ứng là 10 mm và 4 mm để loại bỏ các loại chất rắn có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Tách dầu mỡ ra khỏi nước thải: Sử dụng bể tách mỡ để tách dầu và mỡ ra khỏi nước trước khi xử lý sinh học do nhu cầu oxy cao của chúng. Tuyển nổi cũng là một phương pháp hữu hiệu để tách dầu mỡ.
– Xử lý sinh học:
Phương pháp sinh học là bước thứ hai trong quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, trong đó thuận lợi nhất là:
- Công nghệ bùn hoạt tính: Có thể loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và đạt được quá trình khử Nitơ bằng cách sử dụng sinh khối có tải trọng thấp. Các bể hiếu khí và thiếu khí được bố trí luân phiên cho phép loại bỏ Nitơ.
- Công nghệ SBR: Một quá trình xử lý nước thải theo mẻ có thể được sử dụng để loại bỏ cả chất hữu cơ (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P). Trong một bể SBR, tất cả các quá trình diễn ra tuần tự trong thời gian nhất định. Để có thể hoạt động liên tục, điều cần thiết là phải có bể chứa nước thải đầu vào hệ thống xử lý.
- Quá trình kỵ khí: Cả chất hữu cơ và Nitơ có thể được loại bỏ khỏi nước thải bằng cách xử lý kỵ khí không cần oxy. Là sản phẩm của chuỗi biến đổi xảy ra trong quá trình này, một số Carbon trong nước thải được chuyển hóa thành khí sinh học, hỗn hợp bao gồm khí Carbon Dioxide và Metan.
Ba phương pháp xử lý sinh học trong bước thứ hai của quy trình xử lý nước thải giết mổ được đề cập ở trên đều hiệu quả và mạnh mẽ, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, phương pháp xử lý sinh học kỵ khí có điểm vượt trội hơn khi có chi phí vận hành thấp hơn do tiêu thụ năng lượng thấp hơn, đồng thời có thể tạo ra khí sinh học để phục vụ các hoạt động phát điện hoặc là chất đốt.
Việc sử dụng các chủng men vi sinh mạnh và có lợi của Microbe-Lift cho cả 3 phương pháp sinh học trên là cần thiết để tăng hiệu suất xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm và hạn chế các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như sốc tải, bùn nổi, bọt nổi… Liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Vì sao nước thải chế biến nước mắm khó xử lý?