Rút ngắn “thời gian khởi động hệ thống xử lý nước thải” để kịp tiến độ bàn giao nhờ Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

Việc rút ngắn thời gian bàn giao hệ thống xử lý nước thải cho chủ đầu tư là rất quan trọng để tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành. Trong đó, rút ngắn thời gian khởi động hệ thống xử lý nước thải đóng vai trò rất quan trọng. Làm thế nào để thực hiện được điều này? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Rút ngắn “thời gian khởi động hệ thống xử lý nước thải” để kịp tiến độ bàn giao nhờ Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

Nguyên nhân thời gian khởi động hệ thống xử lý nước thải bị kéo dài, làm chậm tiến độ bàn giao

Việc rút ngắn thời gian bàn giao hệ thống xử lý nước thải cho chủ đầu tư là rất quan trọng để tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành. Điều này phụ thuộc vào thời gian và tiến độ thực hiện của từng giai đoạn thiết kế – thi công – lắp đặt thiết bị – vận hành khởi động. Trong đó, giai đoạn vận hành khởi động thường có thể gây kéo dài thời gian bàn giao công trình do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Vận hành thấp tải: Lượng nước thải tiếp nhận đầu vào hệ thống chưa đến 1/3 công suất thiết kế của hệ thống, hệ thống không đủ tải dẫn đến không đủ dinh dưỡng để nuôi vi sinh và không đủ khả năng đánh giá khả năng vận hành sau xây dựng.
  • Vi sinh chậm phát triển: Ảnh hưởng bởi chất lượng của nguồn bùn hoạt tính ban đầu cấp vào bể sinh học và chất lượng của loại men vi sinh sử dụng. Một số nguồn bùn hoạt tính lấy từ các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp có thể không tương thích với các loại hình nước thải sinh hoạt hay nước thải chăn nuôi,…
  • Không đạt các chỉ tiêu Nitơ Amonia: Yếu tố này liên quan đến vận hành và chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình chuyển hóa. Để Nitơ có thể chuyển hóa vào chu trình từ Nitơ hữu cơ → N-Amonia → N-Nitrite → N-Nitrate → N2 tự do, cần đáp ứng các điều kiện pH, DO, nguồn carbon (vô cơ và hữu cơ) cho vi sinh, nhiệt độ nước, thời gian lưu bùn,…

Bên cạnh đó, việc thiếu chủng vi sinh “đặc trị” tham gia vào từng giai đoạn của chu trình chuyển hóa Nitơ cũng là một yếu tố quan trọng để đạt hiệu suất xử lý Nitơ Amonia đạt kỳ vọng.

Bổ sung giá thể vào bể sinh học hiếu khí MBBR.

Hình 1. Bổ sung giá thể vào bể sinh học hiếu khí MBBR.

Rút ngắn “thời gian khởi động hệ thống xử lý nước thải” để kịp tiến độ bàn giao nhờ Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

– Công nghệ vi sinh Microbe-Lift là gì?

Được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC), công nghệ vi sinh Microbe-Lift đã giúp các đơn vị nhà thầu tư vấn, thi công rút ngắn thời gian bàn giao công trình hệ thống xử lý nước thải ở giai đoạn vận hành khởi động hệ thống nhờ vào những đặc điểm độc đáo như:

  • Micobe-Lift được tạo ra với quá trình lên men nhiều giai đoạn và áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn, giúp tăng cường tính năng và hiệu quả của sản phẩm.
  • Chứa một tổ hợp vi sinh “đặc trị” hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
  • Thích nghi nhanh và có sức chống chịu cao với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
  • Hiệu quả với các loại nước thải và chất thải có tính chất phức tạp.
  • Microbe-Lift dạng lỏng, dễ sử dụng, kích hoạt nhanh trong 15 phút, giúp rút ngắn thời gian xử lý sự cố từ 2 – 3 lần.

– Quá trình khởi động hệ thống xử lý nước thải với men vi sinh Microbe-Lift:

Men vi sinh Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1 là hai sản phẩm hiệu quả vượt trội của công nghệ vi sinh Microbe-Lift cho giai đoạn vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải, được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong xử lý nước thải chứa hàm lượng Nitơ Amonia cao vượt ngưỡng quá mức cho phép.

Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 vào bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống xử lý nước thải.

Hình 2. Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 vào bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống xử lý nước thải.

Quá trình khởi động hệ thống xử lý nước thải này bao gồm hai bước:

Bước 1: Quá trình Nitrat hóa

Quá trình Nitrat hóa (Nitrification) là quá trình chuyển hóa từ N-Amonia (N-NH4+) về N-Nitrat (N-NO3-) với sản phẩm trung gian là N-Nitrit (N-NO2-). Với sự tham gia của 02 chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp. (chuyển hóa N-Amonia thành N-Nitrit) và vi khuẩn Nitrobacter sp. (chuyển hóa N-Nitrit thành N-Nitrat) trong điều kiện hiếu khí, cần nhiều oxy hòa tan. Những loại vi khuẩn này hiện diện trong sản phẩm men vi sinh xử lý Nitơ Amonia Microbe-Lift N1.

Bước 2: Quá trình khử Nitrat

Quá trình khử Nitrat (Denitrification) giúp chuyển hóa sản phẩm cuối cùng của quá trình Nitrat hóa là N-Nitrat về dạng khí Nitơ tự do bay lên ngoài không khí. Quá trình này có sự góp mặt của một số chủng vi khuẩn: Rhodopseudomonas palustris, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Pseudomonas citronellolis … trong điều kiện yếm khí, cần rất ít oxy hòa tan. Sản phẩm phù hợp có chứa các chủng vi khuẩn này là Microbe-Lift IND.

– Kết quả đạt được sau khi áp dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift IND cho giai đoạn vận hành khởi động:

  • Rút ngắn ½ thời gian bàn giao công trình.
  • Tiết kiệm từ 30 – 50% chi phí hóa chất sử dụng.
  • Các chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt quy chuẩn xả thải của nguồn tiếp nhận.

Bùn vi sinh hiếu khí cho lắng 30 phút để đo SV30 sau 30 ngày khởi động hệ thống áp dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift.

Hình 3. Bùn vi sinh hiếu khí cho lắng 30 phút để đo SV30 sau 30 ngày khởi động hệ thống áp dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift.

Trong những thời điểm khó khăn khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống thì tiết kiệm chính là giải pháp ưu tiên hàng đầu cho các đơn vị tư vấn, thi công hệ thống xử lý nước thải.

Việc kết hợp các công nghệ xử lý nước thải hiện đại cùng công nghệ vi sinh Microbe-Lift để khởi động hệ thống xử lý nước thải không chỉ giúp các nhà thầu gia tăng mức độ uy tín, hình ảnh thương hiệu mà còn giúp giảm nhiều chi phí thông qua việc rút ngắn thời gian bàn giao các công trình. Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Nồng độ pH trong nước thải và Cách xử lý khi nước thải có độ pH cao