Hầu như tất cả các công đoạn sản xuất của ngành giày da đều phát sinh nước thải. Đặc trưng của nước thải giày da là hàm lượng TSS, COD, BOD, SS rất cao. Quy trình xử lý nước thải ngành giày da như thế nào để loại bỏ được hàm lượng lớn các chất ô nhiễm? Và làm cách nào để tăng hiệu suất xử lý của loại nước thải này? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nước thải ngành giày da có đặc tính gì?
Hiện nay Việt Nam đã và đang trở thành cường quốc xuất khẩu Da Giày đứng thứ 3 Châu Á và đứng thứ 4 của thế giới. Năng lực sản xuất của Việt Nam khoảng 920 triệu đôi giày dép mỗi năm, 800 triệu đôi trong số đó được xuất khẩu đi hơn 50 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên khắp thế giới với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD.
Hình 1. Ngành công nghiệp sản xuất da giày tại Việt Nam đang ngày một phát triển và tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Đi đôi với phát triển kinh tế, ngành sản xuất giày da lại đang gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước. Nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất giày da là da động vật như da bò, da thỏ, da cừu, da cá sấu… Quá trình sản xuất với mục đích là làm thay đổi da động vật sao cho bền, không bị nhăn, thối rữa…
Hầu như tất cả các công đoạn sản xuất của ngành giày da đều phát sinh nước thải. Thành phần nước thải ngành giày da bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ, Nitơ, Photphat và vi khuẩn cao.
- Nước thải của ngành da giày có nồng độ các chất TSS, COD, BOD, SS, độ kềm và độ màu rất cao, vượt ngưỡng so với tiêu chuẩn. Nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước và các loài động vật thủy sinh, cũng như sức khỏe của con người sống xung quanh. Đặc biệt nước thải phát sinh từ khâu rửa đế giày của các nhà máy chứa một ít cao su, vụn da và đặc biệt là keo dán tổng hợp… khiến cho độ màu và COD khá cao.
Quy trình xử lý nước thải ngành giày da
Đối với tính chất nước thải của ngành sản xuất giày da, để xử lý hiệu quả cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý trong đó điển hình gồm phương pháp xử lý vật lý, hóa học và phương pháp xử lý sinh học.
– Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành giày da:
Hình 2. Quy trình xử lý nước thải ngành giày da điển hình.
– Mô tả quy trình xử lý nước thải ngành giày da:
Nước thải từ giai đoạn sản xuất và xử lý Crom tập trung tại hố thu gom. Giai đoạn này cũng có sự xuất hiện của song chắn rác nhằm tránh tình trạng hư hỏng và tạo điều kiện thuận lợi xử lý nước thải về sau.
Bể điều hòa tiếp nhận nguồn nước và tiến hành sục khí liên tục nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ của nguồn nước. Hiện tượng sục khí vừa làm xáo trộn chất rắn vừa tránh xảy ra hiện tượng yếm khí xảy ra.
Bể keo tụ – tạo bông tiếp nhận nguồn nước. Hóa chất keo tụ PAC, Polyme được thêm vào giúp liên kết chất cặn cùng hạt keo tạo nên những bông cặn có kích thước lớn hơn.
Bể lắng 1 thực hiện vai trò lắng các bông cặn được hình thành ở giai đoạn trước đó. Phần bùn cặn lắng được đem đi xử lý định kỳ. Phần nước sạch tiếp tục đi qua giai đoạn xử lý sinh học.
Bể Anoxic kết hợp Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: Khử NO3- thành N2 tại bể Anoxic; khử BOD, Amonia NH4+ ở bể Aerotank.
Bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học. Nhờ vi sinh học hiếu khí được hình thành và phát triển nhờ hệ thống thổi khí cung cấp đầy đủ nguồn oxy. Vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải để tăng sinh khối cũng như tái tạo tế bào mới.
Bể lắng 2 giúp phần cặn bùn lắng hiệu quả. Phần bùn được dẫn về bể chứa bùn để xử lý. Phần nước được tuần hoàn ngược trở lại bể Aerotank để đảm bảo sự phát triển thuận lợi của hệ vi sinh vật.
Bể khử trùng là giai đoạn xử lý nước thải ô nhiễm cuối cùng. Hóa chất khử trùng được thêm vào nguồn nước giúp xử lý vi khuẩn, sinh vật cũng như mầm bệnh còn sót lại. Nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn 40:2011/BTNMT.
Tăng hiệu suất xử lý nước thải ngành giày da bằng cách nào?
Đối với nước thải có lượng COD, BOD đầu vào cao như nước thải giày da thì việc lựa chọn men vi sinh phù hợp để bổ sung vào hệ thống luôn được nhà vận hành quan tâm. Men vi sinh phù hợp sẽ giúp ổn định quá trình xử lý chất ô nhiễm, đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn và nâng cao hiệu suất xử lý của toàn hệ thống. Một trong những dòng vi sinh có hoạt tính mạnh, đã được nhiều hệ thống xử lý nước thải ngành giày da lựa chọn là Men vi sinh Microbe-Lift IND:
- Phù hợp với loại nước thải chứa nồng độ BOD, COD cao.
- Chuyên dùng cho xử lý BOD, COD, TSS, giúp tăng hàm lượng MLVSS.
- Chứa 13 chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh, sức chống chịu cao khi vượt tải đầu vào.
- Chứa các chủng vi sinh vật tùy nghi giúp ổn định hệ thống ngay cả khi gặp các sự cố về thiết bị.
Hình 3. Men vi sinh Micobe-Lift IND có khả năng giúp tăng hiệu suất xử lý nước thải ngành giày da.
Liều lượng sử dụng:
Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
- Ngày 1 và 2 sử dụng từ 40 – 80 ml/m3.
- Ngày 3 đến 7 sử dụng từ 10 – 20 ml/m3.
- Ngày 8 đến 30 sử dụng từ 2 – 5 ml/m3.
Duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 1 – 5 ml/m3.
Hiệu quả mong đợi:
- Trong thời gian 01 – 02 tuần đầu tiên, nồng độ BOD, COD có thể tăng cao bất thường do các chủng vi sinh vật mạnh phân hủy các hợp chất khó phân hủy trong nước thải.
- Sau 05 – 06 tuần, hiệu suất xử lý COD,BOD tăng lên 80 – 90%.
- Duy trì châm vi sinh Microbe-Lift IND mỗi tháng để ổn định nồng độ COD, BOD và TSS.
Tùy vào tình trạng của mỗi hệ thống xử lý nước thải mà liều lượng và vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết để xử lý BOD, COD, TSS cho nước thải ngành sản xuất giày da hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Nhà máy Dệt Trần Hiệp Thành (4.000 m3/ ngày đêm)