Tảo giáp là một trong những loài tảo độc, chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào, hình sợi, có roi. Tảo giáp di chuyển rất nhanh nhờ hệ thống tiên mao xung quanh cơ thể chúng. Đâyy là một loài tảo gây hại cho ao tôm. Cùng Biogency tìm hiểu rõ về loài tảo này và có cách xử lý đúng khi ao tôm xuất hiện tảo giáp nhé.
Nguyên nhân gây xuất hiện tảo giáp trong ao nuôi tôm
Một số loài tảo giáp thường gặp trong ao là Gymnodinium sp., Peridium sp., Ceratium sp., Protoperidinium sp., Alexandrium sp… Chúng xuất hiện thường do:
- Nguồn nước cấp từ bên ngoài đã có sẵn tảo giáp, khi cấp vào ao từ những số lượng ít tảo giáp ban đầu gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhanh chóng.
- Sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng trong ao cũng là nguyên nhân cho sự phát triển của tảo giáp.
- Nền đáy ao nhiễm bẩn mức độ cao, sự tích tụ Nitơ, Photpho khiến cho tảo giáp phát triển quá mức.
Hình 1. Hình ảnh tảo giáp khi soi dưới kính hiển vi.
>>> Xem thêm: 5 cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm giúp tăng năng suất vụ nuôi
Tảo giáp gây hại cho ao tôm như thế nào?
Sự xuất hiện của tảo giáp là điều bất lợi đối với ao tôm, chúng gây ra nhiều sự thay đổi và dịch bệnh trong ao. Cụ thể như:
- Gây bệnh tắc đường ruột ở tôm: Khi tôm ăn phải tảo giáp, lớp vách tế bào của chúng rất cúng sẽ bám vào thành ruột tôm, gây tắc nghẽn đường ruột, tạo ra hiện tượng ruột đứt khúc.
- Khi tảo giáp chết, sinh ra lượng lớn NH3 gây độc cho tôm và làm tăng nồng độ khí độc NO2- cho ao tôm. Khí độc cao gây hiện tượng tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, rớt cục thịt,…
- Tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.
- Ao có tảo giáp nước có màu đỏ, thiếu oxy trong nước và nước bị phát sáng. Ao nước có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm và pH dao động ngày đêm lớn.
- Hiện tượng phát sáng vào ban đêm của tảo giáp ảnh hưởng đến tập tính sống của tôm.
Dấu hiệu nhận biết ao tôm bị tảo giáp
Để nhận biết ao tôm bị tảo giáp trước khi chúng phát triển quá mức làm gây hại đến tôm, bà con có thể tham khảo một số cách sau:
- Quan sát ao, nếu ao tôm có tảo giáp sẽ thấy hiện tượng ban ngày tảo giáp sẽ tập trung và nổi trên mặt ao tạo thành lớp nước màu đỏ, ban đêm chúng sẽ chìm xuống đáy ao.
- Khi tảo giáp xuất hiện với mật độ dày, sẽ xuất hiện tôm nổi đầu vào ban đêm và lúc sáng sớm do tôm bị thiếu oxy.
- Nước ao xuất hiện hiện tượng phát sáng vào ban đêm.
- Quan sát dưới kính hiển vi: Tảo có màu đen giống hạt lơ lửng, có khe ở giữa và có gai. Tảo giáp là một loại vi tảo dạng sợi, tảo giáp tồn tại dưới dạng tập đoàn gồm các sợi chỉ nhỏ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi.
Hình 2. Ao tôm bị tảo giáp thường có nước màu đỏ vào ban ngày.
Cách kiểm soát và diệt tảo giáp trong ao tôm
– Biện pháp phòng ngừa sự xuất hiện của tảo giáp
Bà con nên tránh lấy nước để nuôi tôm trong giai đoạn tảo nở hoa đỏ từ các nguồn nước lân cận. Nguồn nước khi cấp vào ao phải được qua xử lý trong ao lắng thật kỹ sau đó mới được cấp vào ao nuôi tôm. Không thay nước ao nếu nguồn nước cận kề có hiện tượng tảo đang nở hoa.
– Biện pháp diệt tảo giáp/ cắt tảo giáp
- Cắt tảo bằng hóa chất
Sử dụng hóa chất BKC với liều lượng 1 lít/1500 m3 nước, lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), ngưng chạy quạt 30 phút rồi cho chạy quạt lại.
- Cắt tảo bằng vi sinh Microbe-Lift BPD
Với cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với tảo, men vi sinh là biện pháp an toàn và hiệu quả lâu dài. Đánh men vi sinh Microbe-Lift BPD 3 nhịp liên tục với liều lượng 56,5gram cho ao 1.000 m3 để cắt tảo.
Đầu tiên, khi được tạt xuống ao, men vi sinh Microbe-Lift BPD sẽ phân giải và sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước (đang là nguồn thức ăn cung cấp cho tảo). Tảo bị mất nguồn thức ăn đột ngột sẽ chết. Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ hạn chế được vấn đề sụp tảo do dùng hóa chất. Tảo chết sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh hoạt động cho đến khi tảo được xử lý hết.
– Quản lý khi tảo phát triển mật độ dày
- Vớt xác tảo.
- Nếu có ao lắng đã được xử lý nước nên thay nước để giảm mật độ tảo.
- Kiểm soát thức ăn không cho ăn dư.
- Hút bùn và xiphong đáy thường xuyên.
– Quản lý tảo khi tảo tàn
- Nhanh chóng vớt xác tảo tàn.
- Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C, với thành phần gồm 13 chủng vi sinh hoạt tính mạnh để phân hủy xác tảo tàn một cách nhanh chóng, ổn định chất lượng nước. Ngoài ra, AQUA C giúp phân giải các chất hữu cơ từ thức ăn thừa và phân tôm, giảm hàm lượng Nitơ, Photpho sinh ra trong nước, hạn chế sự phát triển của tảo tàn.
- Xiphong đáy thường xuyên.
- Kiểm tra các thông số trong nước và nhanh chóng điều chỉnh.
- Bổ sung oxy viên, tăng cường chạy quạt để kịp thời bổ sung oxy cho tôm.
- Thay 30% nước trong ao nếu có ao lắng.
- Giảm 30 – 50% lượng thức ăn để điều chỉnh chất lượng nước.
Tảo giáp là một loài tảo có độc, sự xuất hiện của chúng là điều bất lợi đối với ao nuôi tôm. Do đó, bà con nên quan sát ao thường xuyên để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của tảo giáp và xử lý chúng một cách hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ của Biogency trên đây sẽ hữu ích đối với bà con.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tảo giáp cũng như cần được tư vấn thêm về các dòng men vi sinh xử lý tảo, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu.
>>> Xem thêm: Nước ao tôm có màu xanh đậm báo hiệu điều gì?