Thành phần nước thải sinh hoạt & công nghệ xử lý

Nắm rõ thành phần nước thải sinh hoạt, lựa chọn công nghệ phù hợp là tiền đề để nhà vận hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả cao. Dưới đây là các thông tin tổng hợp.

Thành phần nước thải sinh hoạt & công nghệ xử lý

Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm những gì?

Nước thải sinh hoạt là nước thải được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người như tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nướng, ăn uống,… Chủ yếu bắt nguồn từ các hộ gia đình, khu dân cư, đô thị, ngoài ra nước thải sinh hoạt còn phát thải từ các khu thương mại, khu vui chơi, bệnh viện, trường học, cơ quan, khu công nghiệp,…

Thành phần nước thải sinh hoạt & công nghệ xử lý
Nước thải sinh hoạt.

Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm:

  • Các chất hữu cơ: Phân, giấy, thực phẩm.
  • Các chất vô cơ: Cát, kim loại, sỏi.
  • Các chất độc hại: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
  • Các tác nhân gây bệnh: Virus, vi khuẩn gây bệnh (tả, kiết lỵ, thương hàn,…).
  • Hữu cơ hoà tan và vô cơ hoà tan.

Nhìn chung, thành phần nước thải sinh hoạt khá đa dạng, trong đó đặc trưng chủ yếu là các chất hữu cơ hoà tan (trên 52%) và khoảng 48% là các chất vô cơ (Nitơ, Photpho), vi khuẩn, virus,…

Tính chất của nước thải sinh hoạt

Tương tự như nhiều loại nước thải khác, nước thải sinh hoạt cũng bao gồm các tính chất hóa học, tính chất vật lý và thành phần sinh học.

– Tính chất vật lý:

  • Màu sắc: Màu đen hoặc nâu
  • Nhiệt độ: Về cơ bản nhiệt độ nước thải sinh hoạt cao hơn nước cấp,  so với nhiệt độ không khí thì thấp hơn, nhiệt độ cụ thể còn tùy thuộc khí hậu và nhiệt độ môi trường xung quanh.
  • Độ đục: Tuỳ thuộc vào mức độ các hạt lơ lửng và chất hữu cơ, nước càng đực thi độ ô nhiễm càng cao
  • Mùi: Mùi đa dạng, thường hôi thối và khó chịu do quá trình phân huỷ sinh học diễn ra dưới dạng yếm khí, mức độ hôi tuỳ thuộc vào số lượng và thành phần nước thải.

– Tính chất hoá học:

  • Độ pH: Nước thải sinh hoạt hiện nay có độ PH giao động từ 6,9 – 7,8
  • Chỉ số BOD: BOD5 có ở trong nước thải sinh hoạt thường nằm ở trong khoảng 100-300mg/l.
  • Chỉ số COD: COD có ở trong nước thải sinh hoạt thường nằm ở trong khoảng 200-500mg/l.

– Thành phần sinh học:

Thành phần sinh học trong nước thải sinh hoạt sẽ gồm tập hợp các vi sinh vật như tảo, nấm men, vi khuẩn, virus, một số vi khuẩn không gây hại.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Dựa vào tính chất, đặc trưng của nước thải sinh hoạt, các công nghệ xử lý bằng phương pháp sinh học được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Một số công nghệ điển hình như:

– Công nghệ AO:

AO là viết tắt của Anoxic – Oxic, là công nghệ xử lý nước thải sử dụng vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ, được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải sinh hoạt.

Thành phần nước thải sinh hoạt & công nghệ xử lý
Sơ đồ công nghệ AO trong xử lý nước thải sinh hoạt.

Ưu điểm của công nghệ AO là có khả năng xử lý hiệu quả các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD, Nitơ và Photpho. Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải chung cư, tòa nhà, cao ốc văn phòng… áp dụng công nghệ này xử lý rất hiệu quả.

– Công nghệ MBBR:

MBBR là viết tắt của Moving Bed Biofilm Reactor, là công nghệ xử lý nước thải nhân tạo do con người điều khiển kết hợp giữa bể sinh học hiếu khí Aerotank truyền thống và lọc sinh học dính bám.

Cụ thể, bể MBBR sử dụng một loại đệm nhựa làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển. Các giá thể này sẽ không ngừng chuyển động nhờ thiết bị thổi khí và cánh khuấy, từ đó mật độ vi sinh càng tăng, hiệu quả phân giải các chất hữu cơ càng cao. Sau đó nước thải đi qua bể lắng, lọc, đạt mức xử lý theo quy định hiện hành của từng loại nước thải.

Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý Nitơ của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vào bể giá thể MBBR. Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.

Thành phần nước thải sinh hoạt & công nghệ xử lý
Công nghệ MBBR xử lý nước thải sinh hoạt.

Ưu điểm của công nghệ MBBR là vận hành đơn giản, hiệu quả BOD cao, tiết kiệm nhiên liệu, dễ dàng kiểm soát với công suất lớn. Tuy nhiên công nghệ này sẽ phụ thuộc vào lượng vi sinh vật, do đó chất lượng và số lượng vi sinh đóng vai trò rất lớn.

– Công nghệ MBR:

MBR là viết tắt của Membrane Bioreactor, nghĩa là xử lý bằng bể lọc màng sinh học. Công nghệ MBR được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì quy trình hoạt động không quá phức tạp, tính thẩm mỹ và vệ sinh được đánh giá cao.

Bên cạnh đó, chi phí vận hành thấp, thời gian xử lý ngắn. Nhược điểm là công nghệ này sẽ phụ thuộc vào màng MBR. Màng MBR kích thước lỗ nhỏ sẽ hay bị tắc nghẽn, đồng thời cần sử dụng hoá chất hoặc hệ thống bơm hút để làm sạch màng định kỳ 6-12 tháng.

Thành phần nước thải sinh hoạt & công nghệ xử lý
Công nghệ MBR xử lý nước thải sinh hoạt.

– Công nghệ SBR:

SBR là viết tắt của Sequencing batch reactor, công nghệ áp dụng phương pháp sinh học theo mẻ được giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng xử lý chất thải lỏng.

Thành phần nước thải sinh hoạt & công nghệ xử lý
Công nghệ SBR xử lý nước thải sinh hoạt.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ SBR được chia làm 2 cụm bể:

  • Bể Selector: Nước thải được dẫn vào bể Selector để sục khí liên tục. Nhờ đó hỗ trợ quá trình xử lý sinh học hiếu khí sau đó được diễn ra suôn sẻ hơn
  • Bể C-tech: Nước thải được dẫn từ bể Selector sang bể C-tech để tiếp tục quá trình xử lý

Công nghệ SBR có tính ổn định cao, không tốn nhiều nhân lực, giúp tối ưu chi phí. Nhược điểm là bị lệ thuộc vào nồng độ chất gây ô nhiễm cũng như lượng muối nitrat có trong bùn.

Trên đây là thành phần nước thải sinh hoạt cũng như các công nghệ xử lý phổ biến. Tuỳ thuộc vào tiềm lực kinh tế, đặc điểm hệ thống, lượng nước thải và mức độ ô nhiễm đơn vị vận hành sẽ có lựa chọn công nghệ phù hợp.

Để được hỗ trợ tư vấn giải pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, bạn liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514. Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

>>> Xem thêm: Phương án xử lý Amoni nước thải sinh hoạt (công suất 50m3/ngày đêm)

Trả lời