Thảo dược phòng trị EHP trên tôm

EHP là loại bệnh thường gặp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay. Hiện nay, có một số nghiên cứu về việc sử dụng thảo dược phòng trị EHP và có một số kết quả khả quan theo từng trường hợp. Bài viết của Biogency sẽ tổng hợp các loại thảo dược phòng trị EHP trên tôm bà con có thể tham khảo.

Thảo dược phòng trị EHP trên tôm

EHP – Bệnh lý tôm còi cọc, chậm lớn

EHP là bệnh ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. EHP ký sinh nội bào bắt buộc, sử dụng dinh dưỡng và năng lượng dự trữ trong gan tụy tôm để nhân bản làm tôm chậm lớn do không đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và lột xác.

Tôm nhiễm EHP không có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng, nhưng tôm chậm lớn sau 2-3 tháng nuôi, tôm nhiễm EHP chỉ bằng 1/2 so với tôm không nhiễm trong cùng một thời gian nuôi và sức ăn vẫn bình thường. Điều này gây ảnh hưởng đến thời gian phát hiện bệnh – thường là phát hiện muộn, điều trị muộn và lâu dài về cuối chu kỳ nuôi sẽ ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và tăng giá thành sản xuất của bà con.

So sánh tôm bình thường và tôm nhiễm EHP.
So sánh tôm bình thường và tôm nhiễm EHP.

>>> Xem thêm: Ký sinh trùng EHP: Hiểm họa với ngành nuôi tôm ở nước ta

Các loại thảo dược phòng trị EHP được đánh giá là có hiệu quả hiện nay

Hiện nay, EHP diễn biến âm thầm trong ao nuôi tôm và ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra các loại loại thảo dược phòng trị EHP có khả năng cản trở dịch bệnh này, có thể kể đến như:

– Phòng trị EHP bằng cây phèn đen và cỏ lào:

Cây phèn đen và cỏ lào là thảo dược phòng trị EHP trên tôm do công ty Việt Úc nghiên cứu. Sử dụng hỗn hợp cây cây phèn đen và cỏ lào xay nhuyễn, lấy hỗn hợp nước thảo dược dùng với liều lượng 80ml nước thảo dược phun và trộn đều cho 500g thức ăn cho tôm ăn.

Cây phèn đen là thảo dược phòng trị EHP hiệu quả và có tác dụng trong điều trị bệnh phân trắng.
Cây phèn đen là thảo dược phòng trị EHP hiệu quả và có tác dụng trong điều trị bệnh phân trắng.

– Phòng trị EHP bằng cây ngải cứu, xuyên tâm liên và cà gai leo:

Một số chế phẩm chiết xuất từ Ngải cứu, Xuyên tâm liên và Cà gai leo cũng đã được ra mắt và ứng dụng quy trình phòng trị bệnh EHP ở các trại nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy hiệu quả phòng trị bệnh EHP trong suốt vụ nuôi (theo tepbac).

– Phòng trị EHP bằng tỏi:

Tỏi cũng là một thảo dược phòng trị EHP được biết đến từ khá lâu. Dùng tỏi tươi trong phòng trị EHP là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Sử dụng bột tỏi tươi hoặc tỏi đã chế biến với liều lượng 10 – 30 g trộn cho 1 kg thức ăn tôm.

Phòng ngừa EHP là việc bắt buộc

Trong nuôi tôm, phòng bệnh là việc bắt buộc khi bà con muốn né dịch bệnh xảy ra tại giai đoạn sau. Nếu nuôi tôm mà chỉ tính đến trị bệnh, bỏ qua phòng bệnh thì khả năng thất bại sẽ rất cao vì bệnh lý trên tôm hầu như khó trị khỏi hoàn toàn, bệnh này còn dễ mẫn cảm với bệnh kia. Vì vậy phòng bệnh luôn là cách tối ưu nhất mà Biogency đã nhắc đến nhiều lần.

Hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào dành cho tôm nhiễm EHP, Biogency khuyến cáo bà con phòng ngừa loại bệnh này bằng những cách sau đây:

  • Chọn giống tại các trại sản xuất chất lượng, mặt khác kiểm tra giống bằng phương pháp PCR để chắc chắn giống hoàn toàn sạch bệnh. Hiện tại, một số công ty giống cũng đã đảm bảo việc giống của họ không nhiễm EHP, bằng cách tầm soát EHP miễn phí cho khách hàng trong tháng nuôi đầu và hoàn trả 100% lô giống mới nếu trong thời gian đó phát hiện ra EHP. Bà con cân nhắc lựa chọn công ty uy tín trên thị trường.
  • Thả mật độ vừa phải: đối với mật độ dày như hiện nay từ 250-300 con/m2, bà con nên cân nhắc thả 150-200 con/m2 vừa phòng chống dịch bệnh, vừa kiểm soát tốt môi trường nước.
  • Chuẩn bị kĩ ao nuôi trước khi thả: Cày xới nền đáy, sau đó sử dụng CaO từ 0,5 đến 1kg/m2. Phơi khô vài ngày (hoặc vài tuần đối với ao nhiễm bệnh vụ trước). Xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi.

Đối với tôm đang trong quá trình thả nuôi: Ngăn chặn giai đoạn EHP tấn công vào tế bào gan tụy bằng cách:

  • Tăng cường sức đề kháng và tái tạo đường tiêu hóa: Trộn cho tôm ăn các loại vitamin, các chất chuyển hóa từ Lactobacillus và Taurine (một loại acid amin).
  • Làm giảm, tiêu diệt các bào tử EHP tự do bên ngoài tế bào: Trộn cho ăn hoặc xử lý nước bằng số loại vi khuẩn Lactobacillus, Peptide kháng khuẩn.
  • Loại bỏ động vật ăn lọc và hai mảnh vỏ trong ao.
  • Sử dụng vi sinh kỵ khí để xử lý đáy ao, rất hữu ích trong việc giảm lượng bào tử EHP tự do trong nước và đáy ao, từ đó để giảm nguy cơ bùng phát EHP. Tham khảo vi sinh xử lý bùn đáy Microbe-Lift AQUA SA chứa quần thể vi sinh vật dạng lỏng có hoạt tính cao với các chủng: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium., Bacillus subtilis, Humic, humate có khả năng ức chế nấm bệnh, giúp hạn chế sự phát triển của EHP.

Qua bài viết trên chúng tôi tổng hợp một số loại thảo dược phòng trị EHP bà con có thể tham khảo. Tuy nhiên, Biogency luôn khuyến cáo bà con phòng ngừa ngay từ đầu, quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm trong suốt vụ nuôi là điều cần thiết hơn. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Thận trọng dịch bệnh EHP bùng phát giai đoạn tôm 60 – 90 ngày tuổi