Lĩnh vực y tế toàn cầu đang trải qua những thách thức và biến đổi sâu rộng. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã làm tăng tốc độ của những biến đổi này. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về thực trạng xử lý nước thải phòng khám y tế hiện nay cũng như giải pháp giúp xử lý nước thải ngành này hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Sự phát triển của các phòng khám y tế tại Việt Nam
Trong thập kỷ qua, ngành y tế đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện, nhưng sự phổ biến của công nghệ số và những thách thức liên quan đến dịch bệnh trong hai năm vừa qua đã đưa ra những thay đổi đột phá, làm thay đổi cách ngành y tế hoạt động.
Một số xu hướng quan trọng gồm có sự tăng trưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa tiêu dùng trong chăm sóc sức khỏe, sự chuyển dịch từ điều trị nội trú sang các dịch vụ ngoại trú, sự đổi mới trong công nghệ, sự tăng cao của các biến chứng sức khỏe, sự gia tăng của các bệnh do lối sống ít vận động và tăng tuổi thọ. Những yếu tố này cùng nhau tạo nên những biến động lớn trong ngành, thúc đẩy các bên liên quan tìm kiếm sự đổi mới và hành động.
Với sự phát triển của ngành y tế cũng đồng thời xuất hiện thêm nhiều phòng khám, trung tâm y tế,… Bên cạnh việc cơ sở hạ tầng, chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế được nâng hạng thì nước thải từ các cơ sở y tế cũng là mối lo cho nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường sống xung quanh.
Thực trạng xử lý nước thải tại các phòng khám y tế, vấn đề nào cần quan tâm?
Trong lúc tại các cơ sở y tế, bệnh viện lượng bệnh nhân ngày một nhiều hơn dẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nước thải y tế ngày càng cao. Chính vì thế, phần lớn các cơ sở y tế đang gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế. Tại các bệnh viện vấn đề làm sao để có giải pháp tốt nhất đối với việc xử lý nước thải y tế vẫn đang là việc cần lưu tâm.
Nhiều phòng khám, cơ sở y tế nhỏ đã tiến hành chôn lấp hoặc xả thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý vì không có hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Trong đó, có cả rác thải là các bộ phận của con người như nội tạng, kim tiêm, mẫu thử nấm, sinh phẩm y tế nhiễm khuẩn…
Bên cạnh đó, dù đã có các quy định chặt chẽ về việc xử lý rác thải y tế từ Bộ Y tế, tuy nhiên, tại các bệnh viện lớn như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố khác, số lượng bệnh nhân thường xuyên ở tình trạng quá tải. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của các hệ thống xử lý chất thải nói chung và hệ thống xử lý nước thải y tế nói riêng gặp khó khăn để đáp ứng được yêu cầu thiết yếu.
Đối với hệ thống xử lý nước thải y tế, quá trình vận hành cũng thường xuyên gặp phải các vấn đề như:
- Diện tích lắp đặt hệ thống bị hạn chế.
- Hệ thống xử lý ở các phòng khám thường có công suất nhỏ dẫn đến khó kiểm soát vi sinh trong các bể sinh học.
- Khó kiểm soát các chỉ tiêu ô nhiễm như Tổng Nitơ, Amonia,…
- Phát sinh mùi hôi gây khó chịu cho phòng khám, tòa nhà,…
- Sốc tải.
Giải pháp để xử lý ô nhiễm từ nước thải phòng khám y tế
Theo quy định của Nhà nước ban hành hiện nay, nước thải phòng khám, bệnh viện trước khi thải ra môi trường sống phải được xử lý và đảm bảo việc khử trùng hiệu quả. Ngoài ra, cần phải loại bỏ triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm đạt quy chuẩn môi trường như: pH, BOD5, COD, Shigella, TSS, Nitrat, Amoni, Photpho, Coliform, chất phóng xạ…
Các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám,… trên khắp cả nước đều cần phải lựa chọn thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn 28:2010/BTNMT. Nếu trường hợp bệnh viện, phòng khám chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì Bộ Y tế sẽ không được cấp chứng chỉ hoạt động.
Ngoài ra bệnh viện, phòng khám,… đã có hệ thống xử lý nhưng công suất hoạt động và hiệu quả xử lý chưa đạt, các chỉ tiêu ô nhiễm vượt mức cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 155/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP mức hình phạt hành chính có thể lên đến 1.000.000.000đ và có thể kèm theo các hình phạt bổ sung khác.
Chính vì vậy các cơ sở y tế cần xử lý nước thải phòng khám y tế theo đúng quy định của các cấp chính quyền để tránh việc lãng phí chi phí vi phạm hay thậm chí là đình chỉ hoạt động.
Hiểu được những khó khăn trên, BIOGENCY đã mang đến giải pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để khắc phục các khó khăn thường gặp ở hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế với thao tác cực kỳ đơn giản trong việc vận hành:
- Men vi sinh Microbe-Lift N1: Đây là men vi sinh có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, dạng lỏng và đặc biệt không gây hại đến con người, chứa 2 chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa Nitơ.
- Men vi sinh Microbe-Lift IND: Là men vi sinh với các chủng vi sinh vật được chọn lọc có hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thông thường, dạng lỏng phù hợp với môi trường hiếu khí, kị khí và cả tùy nghi.
Những lợi ích mà mang lại khi sử dụng bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND:
+ Tại bể thiếu khí:
- Tăng hiệu quả của quá trình khử Nitrat về thành Nitơ tự do.
- Hiệu suất xử lý Nitơ và Amonia lên đến 99%.
- Hoạt động được trong điều kiện hàm lượng Amoni cao (lên đến 15.000 mg/l).
+ Tại bể thiếu khí:
- Hàm lượng MLVSS tăng.
- Khắc phục nhanh chóng các sự cố sốc tải.
- Giảm BOD, COD, TSS đầu ra,…
Hãy liên hệ vào HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn về sản phẩm, liều lượng và giải pháp hoàn toàn miễn phí nhé!
>>> Xem thêm: Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế