Kiểm tra nhá tôm hàng ngày để kiểm tra tình trạng ngoại hình cũng như phát hiện điều bất thường trên tôm. Khi thấy tôm chết trong nhá đó là dấu hiệu cuối của một số sự cố xảy ra trong ao tác động trực tiếp lên tôm. Vậy tôm chết trong nhá báo hiệu điều gì về ao nuôi tôm của bà con?
Tôm chết trong nhá báo hiệu điều gì?
Phát hiện tôm chết trong nhá là báo hiệu cho tình trạng ao tôm đã trở nên khá xấu, các vấn đề phát sinh trong ao đã tương đối nghiêm trọng dẫn đến hậu quả là tôm chết. Tôm chết trong nhá nhiều hay ít, số lượng mỗi ngày tăng giảm như thế nào sẽ phụ thuộc vào cách xử lý tiếp theo của bà con. Khi phát hiện một vài con tôm chết trong nhá là báo hiệu rằng tôm đang gặp phải một hoặc một số vấn đề dưới đây:
– Tôm thiếu oxy:
Tôm hô hấp nhờ lượng oxy dồi dào trong ao được tạo nên nhờ các quạt nước. Khi nồng độ oxy hòa tan < 4 mg/l hoặc không đồng đều giữa các khu vực trong ao có thể khiến những con tôm bơi tại những khu vực này yếu đi và chết. Xem thêm: Cách nhận biết “tôm thiếu oxy” và xử lý kịp thời >>>
Kiểm tra bằng cách đo hàm lượng DO tại nhiều vị trí trong ao, kiểm tra dàn quạt xem hoạt động có bình thường không. Nếu Oxy đầy đủ thì bà con loại được nguyên nhân này. Tiếp tục xem xét đến các nguyên nhân khác.
– Tôm bị thiếu khoáng:
Tôm thiếu khoáng sẽ có cơ thể yếu ớt sau khi lột xong, tôm bị mềm vỏ, ốp thân… hoặc thậm khí thiếu khoáng sẽ làm tôm chết do lột xác không thành công, đó là lý do bà con thấy tôm chết trong nhá.
– Tôm nhiễm khí độc do nồng độ khí độc NH3/NO2 hoặc H2S trong ao cao:
Khi ao nuôi không được kiểm soát tốt chất lượng nước để khí độc sinh ra nhiều nhưng không kịp xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Các dấu hiệu có thể thấy như tôm bơi lờ đờ, bỏ ăn, nổi đầu đến chết lai rai… Để loại trừ nguyên nhân này, từ đầu bà con kiểm tra khí độc và xi-phông đáy ao thường xuyên, tần suất 1 lần/ngày.
– Tôm nhiễm bệnh lý:
Hậu quả cuối cùng của một loại bệnh là trực tiếp gây tác động trên tôm. Có thể kể đến như tôm trở nên chậm lớn, gan vàng, gan hoại tử, phân trắng, trống đường ruột… và cuối cùng là gây rớt tôm từ ít đến số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn, thiệt hại nặng nề đối với ao nuôi nhất là càng về cuối chu kỳ nuôi.
Nhiễm bệnh là sự cố không mong muốn nhất đối với bà con nông dân nuôi tôm. Vì vậy phòng ngừa bệnh và kiểm soát tốt môi trường ao nuôi là cách làm cho con tôm trở nên khỏe, giảm rủi ro nhiễm virus, vi khuẩn.
Lưu ý: Tại thời điểm sang ao mới bà con cũng có thể bắt gặp tôm chết trong nhá khi kiểm tra, tuy nhiên do vừa mới thay đổi môi trường và bị xáo trộn lúc kéo lưới chuyển ao nên một số con tôm đang yếu sẵn sẽ chết, điều này không quá nghiêm trọng. Bà con nên chú ý thực hiện sang ao đúng cách và chọn thời điểm sang phù hợp là được.
Hướng dẫn xử lý khi gặp tôm chết trong nhá
- Vớt những con tôm chết ra khỏi nhá ngay khi phát hiện.
- Xi-phông đáy ao để loại bỏ chất bẩn, xác tôm chết khi rớt đáy.
- Tiến hành đo các chỉ số môi trường quan trọng như DO, pH, kiềm… đưa các thông số về mức đạt tiêu chuẩn. Bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất để hỗ trợ tôm lột xác, cứng vỏ.
- Dùng men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift Aqua C duy trì nước ao màu trà suốt vụ, giảm lợn cợn, bọt nhớt và phân hủy chất hữu cơ dư thừa giảm sinh ra các loại khí độc trong ao.
- Đo các thông số NH3/NH4 và NO2, cung cấp xuống ao lượng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter đủ để kiểm soát và chuyển hóa khí độc bằng vi sinh Microbe-Lift Aqua N1.
- Giảm rủi ro bệnh tật bằng các phương pháp chọn lọc từ đầu đó là: Cải tạo ao cũ đảm bảo sạch mầm bệnh cũ, chọn lựa giống tốt bằng những phương pháp hiện đại, xử lý nước kỹ trong quá trình nuôi.
Tôm chết trong nhá là một vấn đề đáng lo ngại trong quá trình nuôi mà bà con cần quan tâm, phát hiện và xử lý kịp thời. Nếu có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ, bà con hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Tôm nổi đầu do khí độc, làm thế nào để khắc phục hiệu quả?