Tôm nuôi ao bạt bị khí độc xử lý như thế nào?

Trước đây, đa phần mọi người đều nuôi tôm theo cách truyền thống là ao đất, thế nhưng ngày nay, nuôi tôm ao lót bạt là hình thức nuôi thủy sản tiên tiến, được nhiều bà con áp dụng. Tuy nhiên, vì nguồn nước ngày nay bị ô nhiễm nhiều, thời tiết thất thường và cách quản lý ao chưa tốt, đối với mô hình nuôi tôm ao đất hay ao lót bạt thì mầm bệnh vẫn luôn luôn xuất hiện, đặc biệt là khí độc. Vậy tôm nuôi ao bạt bị khí độc nên xử lý thế nào? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây.

Tôm nuôi ao bạt bị khí độc xử lý như thế nào?

Những ưu điểm của mô hình nuôi tôm ao bạt

Đối với mô hình nuôi tôm ao bạt, có rất nhiều ưu điểm mà ít bà con để ý đến, cụ thể như:

  • Nuôi tôm trong ao bạt giúp kiểm soát nguồn nước tốt hơn. Khi nuôi ao lót bạt, bà con có thể hạn chế được nguồn nước trong ao thoát ra ngoài cũng như nguồn nước bên ngoài thấm vào trong ao.
  • Giúp kiểm soát tốt các chỉ tiêu trong ao, ví dụ như pH,… đảm bảo chất lượng nước nuôi tốt hơn.
  • Ao bạt giúp quá trình thu gom chất thải diễn ra dễ dàng hơn, đảm bảo việc dọn sạch chất thải đáy ao đảm bảo tôm có môi trường sạch để sống, ít mầm bệnh, tránh bệnh tật.
  • Giúp tôm phát triển nhanh, không thất thoát, cho năng suất cao hơn.
  • Thân thiện với môi trường, không dùng nhiều đến các hóa chất diệt khuẩn, bảo vệ môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư, giúp thu về lợi nhuận cao hơn (vì ao đất thường có diện tích lớn, tốn tiền xử lý hơn).

Mô hình nuôi tôm ao bạt mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho bà con.

Hình 1. Mô hình nuôi tôm ao bạt mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho bà con.

Những ưu điểm của tôm tôm ao bạt đem lại là rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít điều khiến bà con trăn trở, ví dụ như: khí độc, nhớt bạt,…. Vậy tôm nuôi ao bạt bị khí độc phải xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua phần thứ hai của bài viết nhé!

Tôm nuôi ao bạt bị khí độc xử lý như thế nào?

Khí độc trong ao nuôi tôm như NH3, NO2, H2S sẽ làm tôm suy yếu, giảm ăn và dễ nhiễm bệnh. Vì vậy bà con cần có các biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến năng suất cũng như mức độ lây nhiễm của tôm bệnh. Khi tôm nuôi ao bạt bị khí độc sẽ nổi đầu, bơi lờ đờ tấp mé bờ. Đối với những loại khí độc khác nhau cũng gây nên những hậu quả khác nhau:

  • Đối với khí độc NH3, NO2: NH3 và NO2 trong ao cao sẽ làm giảm hệ miễn dịch của tôm khiến tôm dễ mắc các bệnh như: Cong thân, EMS, hội chứng gan tụy cấp tính, đỏ thân và hoại tử cơ,…
  • Đối với khí độc H2S: H2S rất độc, độc hơn nhiều so với NH3 và NO2. Hiện nay chưa có biện pháp để kiểm tra sự xuất hiện của loại khí này, bà còn phải thường xuyên xử lý phòng ngừa khí độc.

Bà con có thể dùng test SERA hoặc đem mẫu nước ra phòng lab gần nhất để biết được ao nuôi của mình đang nhiễm khí độc cao hay thấp. Tùy vào mức độ nhiễm khí độc mà có những cách xử lý khác nhau. Bà con có thể tham khảo cách xử lý khi tôm nuôi ao bạt bị khí độc được Biogency chia sẻ dưới đây:

– Đối với ao bạt đã xuất hiện khí độc NO2 > 10mg/l:

Đây được coi là ao đã nhiễm khí độc rất nặng, tôm nuôi ao bạt bị khí độc ở giai đoạn này thường khó khăn trong việc điều trị. Tùy theo ngày tuổi của tôm mà bà con có thể xử lý. Nếu tôm đủ ngày và có thể thu được, bà con có thể thu tôm ngay để tránh tổn thất cũng như mức độ lây lan của khí độc. Nếu vẫn còn xử lý được, bà con có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 3 chai (gần 3 lít) đánh 3 nhịp liên tục vào buổi tối.

  • Ngày 1: Bà con ủ sục khí 2 chai AQUA N1 (2 lít) + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat. Sau 24 – 48 giờ lấy 25 lít vi sinh đã ủ xử lý cho ao 1000 mét khối nước.
  • Ngày 2: Bổ sung thêm vào bồn 500ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat sục khí 24 giờ, lấy tiếp 25 lít vi sinh sau khi ủ cho ao 1000 mét khối nước.
  • Ngày 3: Bà con tiếp tục bổ sung thêm vào bồn 500ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat sục khí 24 giờ, lấy 50 lít vi sinh ủ còn lại cho ao 1000 mét khối nước.

Sau bước xử lý, bà con phải luôn luôn định kỳ kiểm tra để kiểm soát lượng khí độc trong ao không tăng lại bằng cách: Ủ 250ml+ 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat. Sau 24 – 48 giờ xử lý cho ao 1000 mét khối nước.

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 - Men vi sinh chứa 2 chủng “chuyên trị” khí độc là Nitrosomonas và Nitrobacter, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa/xử lý khí độc NH4/NH3 (Amonia) và NO2 (Nitrit) sang dạng NO3 (Nitrat) không gây độc cho tôm.

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 – Men vi sinh chứa 2 chủng “chuyên trị” khí độc là Nitrosomonas và Nitrobacter, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa/xử lý khí độc NH4/NH3 (Amonia) và NO2 (Nitrit) sang dạng NO3 (Nitrat) không gây độc cho tôm.

– Đối với ao bạt đã xuất hiện khí độc ở mức 5mg/l < NO2 < 10mg/l:

Khi tôm nuôi ao bạt bị khí độc ở giai đoạn này bà con nên dùng 2 chai Microbe-Lift AQUA N1 đánh 3 nhịp liên tục vào buổi tối với liều lượng cụ thể như sau:

  • Ngày 1: Dùng 1 chai men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 (946ml) ủ với 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (hay còn gọi là Soda lạnh). Sau 24 – 48 giờ, bà con mang ra 25 lít vi sinh sau khi ủ xử lý cho ao 1000 mét khối nước.
  • Ngày 2: Tiếp tục bổ sung thêm vào bồn 500ml AQUA N1vi sinh (nửa chai) + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat sục khí 24 giờ. Sau 24 giờ lấy 25 lít vi sinh đã ủ cho ao 1000 mét khối nước.
  • Ngày 3: Bổ sung thêm 500 ml AQUA N1 còn lại (nửa chai) + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat vào bồn ủ và sục khí 24 giờ. Sau đó lấy 50 lít vi sinh sau khi ủ còn lại cho ao 1000 mét khối nước.

Sau khi đã xử lý được khí độc trong ao, bà con nên thường xuyên kiểm tra để kiểm soát lượng khí độc trong ao, định kỳ 3 đến 5 ngày sử dụng 1 lần để phòng ngừa tôm nuôi ao bạt bị khí độc trở lại: Dùng 100ml vi sinh AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat, sục khí đều sau 24 – 48 giờ để xử lý cho ao 1000 mét khối nước.

– Đối với ao bạt đã xuất hiện khí độc NO2 ≤ 5 mg/l:

Đây là mức NO2 bà con thường gặp nhất, khi tôm nuôi ao bạt bị khí độc ở giai đoạn này, bà con chỉ cần đánh 3 nhịp (khoảng 1,5 chai) liên tục vào buổi tối là có thể kiểm soát và hạ khí độc trong ao nuôi:

  • Ngày 1: Sử dụng 1 chai men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 đem ủ sục khí với 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonate (1 muỗng canh Soda lạnh). Sau 24 – 48 giờ, lấy 25 lít vi sinh đã ủ đem xử lý cho ao 1000 mét khối nước.
  • Ngày 2: Bổ sung thêm vào bồn 250ml + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonate, sục khí 24 giờ, lấy tiếp 25 lít vi sinh đã ủ cho ao 1000 mét khối nước
  • Ngày 3: Bổ sung tiếp tục 250ml + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat sục khí 24 giờ, lấy 5 lít vi sinh ủ còn lại sử dụng cho ao 1000 mét khối nước.

Định kỳ 3 – 5 ngày bà con nên sử dụng 100ml AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonate sục khí 24 – 48 giờ, sử dụng cho ao 1000 mét khối nước để duy trì kiểm soát khí độc.

Nuôi tôm ao bạt – lượng khí độc thường sinh ra nhiều, gây tích tụ trong ao. Bên cạnh đó, đáy ao không sạch, nhiều nhớt bạt cũng là nguyên nhân làm cho tôm dễ nhiễm khí độc và cho năng suất thấp.

Do đó, đối với mô hình nuôi tôm ao bạt, bà con có thể tham khảo và sử dụng thêm men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA chuyên xử lý bùn đáy, giúp bạt không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen nhờ khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng chất ô nhiễm và lượng khí độc sinh ra từ đáy ao.

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp giảm công chà bạt, tiết kiệm nhân công hơn.

Hình 3. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp giảm công chà bạt, tiết kiệm nhân công hơn.

Tôm nuôi ao bạt bị khí độc sẽ tốn kém nhiều chi phí điều trị bệnh và ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ, Do đó, bà con nên chủ động phòng ngừa khí độc trước khi để ao nuôi nhiễm khí độc. Chi phí phòng ngừa thường thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị. Và đặc biệt, nếu kiểm soát được khí độc thì các vấn đề dịch bệnh khác cũng được hạn chế.

Nuôi tôm là nuôi nước, hãy liên hệ ngay với BIOGENCY theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời các thắc mắc về cách xử lý khi tôm nuôi ao bạt bị khí độc. Biogency chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Lớp bùn đáy ao tôm xuất hiện khí độc xử lý bằng cách nào?