Càng về cuối chu trình nuôi tôm thì các vấn đề phát sinh trong ao càng nhiều, mọi sự thay đổi đều tác động trực tiếp lên con tôm khiến tôm rớt/tôm chết lai rai cho đến rớt số lượng lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu nguyên nhân và phòng tránh kịp thời tình trạng tôm rớt/tôm chết giai đoạn > 60 ngày tuổi.
Nguyên nhân tôm rớt/tôm chết giai đoạn >60 ngày tuổi
– Khí độc tăng cao:
Giai đoạn >60 ngày tuổi là giai đoạn tôm phát triển mạnh nên yêu cầu lượng thức ăn tăng lên. Tôm chỉ hấp thụ khoảng 30%lượng thức ăn và số còn lại sẽ hòa tan vào nước, cộng với chất thải thải ra làm phát sinh nhiều loại khí độc như NH3/NH4+, NO2-. Chúng là các độc tố nguy hiểm hàng đầu cho ao tôm gây tôm rớt/tôm chết hàng loạt chỉ trong vòng 24 giờ. Đồng thời, các loại mầm bệnh tác động tại thời điểm này cũng dễ cộng hưởng với môi trường ô nhiễm trên gây nên chết tôm.
– Môi trường nước biến động bất thường:
Không kiểm soát được 3 chỉ số quan trọng của môi trường nước ao, là nồng độ oxy hòa tan, độ pH và nhiệt độ ao nuôi, làm tôm bị ảnh hưởng do môi trường nước ô nhiễm và thời tiết thất thường gây nên tình trạng tôm rớt/tôm chết.
– Mật độ nuôi quá dày:
Khi tôm vừa lột xác, cơ thịt còn mềm và sức khỏe yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để vỏ cứng hơn thì con này ăn con kia, dẫn đến tình trạng rớt đáy/chết.
Tôm rớt/tôm chết trong quá trình lột xác thường xảy ra ở ao bạt và môi trường ao nuôi có độ mặn thấp (dưới 10‰) thường được gọi là hiện tượng tôm rớt cục thịt.
– Chất lượng thức ăn kém:
Tôm không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình sinh trường dẫn đến còi cọc, thiếu chất, dễ nhiễm bệnh và rớt đáy.
Các dấu hiệu sớm cho biết tôm rớt/tôm chết ở giai đoạn > 60 ngày tuổi
Bà con cần quan sát ao nuôi tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện tôm rớt/tôm chết. Dưới đây là các dấu hiệu sớm cho biết tôm rớt/tôm chết ở giai đoạn > 60 ngày tuổi:
- Tôm giảm ăn, bỏ ăn trong thời gian dài: Thông qua sàng ăn, đánh giá tình trạng phân tôm: Nếu phân tôm ngắn, đứt đoạn thì đó là dấu hiệu tôm ăn kém, cần can thiệp kịp thời.
- Hiện tượng tôm nổi đầu, tấp mé bờ, bắt mồi kém: Tình trạng này chỉ xuất hiện khi tôm đang bị bệnh hoặc môi trường nước bị ô nhiễm. Tôm nổi đầu, tấp mé là dấu hiệu cho thấy trong nước có khí độc và sức khỏe tôm bị tấn công.
- Ngoại hình tôm thay đổi: Có một số bệnh sẽ khiến thân tôm bị đổi màu và thay đổi rõ rệt như:
+ Tôm chuyển sang màu hơi xanh (do nhiễm vi khuẩn MBV).
+ Tôm bị chuyển đỏ từng phần cho đến toàn thân (do nhiều nhóm vi khuẩn, virus GAV, hoặc bội nhiễm với nhiều chủng virus khác).
+ Thân tôm chuyển sang màu trắng đục.
+ Thân tôm bị phồng rộp
+ Vỏ tôm bị mềm (có thể do chứng bệnh mềm vỏ).
+ Vỏ tôm xuất hiện nhiều đốm đen.
+ Vỏ tôm xuất hiện các đốm trắng (nhiễm virus IHHNV hoặc virus đốm trắng).
+ Trong đầu tôm có màu hơi vàng, khi cắt bỏ thấy có mùi hôi (nhiễm virus đầu vàng).
- Ruột tôm có những biến đổi khác bình thường:
+ Đường ruột của tôm ngắn, bị đứt gãy.
+ Hệ thống đường ruột rỗng không (có thể do nhiễm vi khuẩn Vibrio).
+ Đường ruột có màu nhợt nhạt, trắng đục hoặc đỏ hồng (tôm khỏe mạnh, ăn uống bình thường sẽ có ruột màu vàng sáng hoặc vàng nhạt).
- Mang tôm xuất hiện nhiều sợi nấm hoặc chuyển sang màu xanh lục.
- Thời gian đông máu kéo dài: Đối với tôm khỏe, thời gian đông máu khoảng 10-30 giây, nếu thời gian đông máu vượt quá 30 giây chứng tỏ cơ thể tôm bị nhiễm vi khuẩn.
Thấy tôm rớt/tôm chết trong ao, bà con cần dựa vào các dấu hiệu để xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời.
>>> Xem chi tiết: Xử lý sớm tình trạng tôm chết lai rai giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi
Phòng ngừa tôm rớt giai đoạn > 60 ngày tuổi bằng cách nào?
Đã là phòng ngừa, BIOGENCY khuyến cáo bà con nên phòng ngừa từ giai đoạn đầu của vụ nuôi để có được một mùa vụ an toàn, thành công. Dưới đây là những cách bà con có thể áp dụng:
- Chọn giống từ trại uy tín, chất lượng và thả mật độ tôm vừa phải với mô hình nuôi (đối với nuôi siêu thâm canh khoảng 200 – 250 con/m²).
- Theo dõi diễn biến thời tiết và khuyến cáo của địa phương về quản lý ao nuôi trong các mùa nhất là thời điểm giao mùa mưa nắng tại miền Nam, nhiệt độ ban ngày rất cao.
- Quản lý màu và xử lý nước ao bằng men vi sinh giúp tạo chuỗi thức ăn tự nhiên tốt cho tôm giai đoạn còn nhỏ. Tốt nhất là giữ ao nuôi có màu trà (màu của tảo khuê).
- Phòng ngừa khí độc hình thành ngay từ đầu vụ với việc bổ sung các chủng vi sinh chuyển hóa khí độc xuống ao như Nitrosomonas và Nitrobacter thông qua Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1.
Bài viết trên đây là 1 số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa khi gặp phải tình trạng tôm rớt/tôm chết cho những ao nuôi trên 60 ngày tuổi. Nếu ao nuôi của bà con đang gặp bất thường mà chưa biết cách xử lý, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất! Chúc bà con nuôi tôm thành công.
>>> Xem thêm: Cảnh báo 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong nuôi tôm thẻ chân trắng