Tỷ lệ Carbon cấp vào cho bể sinh học trong HTXLNT thủy sản

Thực tế, nước thải từ một nhà máy chế biến thủy sản sẽ rất khó để đạt trạng thái “lý tưởng về cân bằng dinh dưỡng”, sự chênh lệch tỷ lệ giữa C:N:P tương ứng với COD:Nitơ:Photpho rất dễ diễn ra. Trong đó, có rất nhiều kỹ sư quan tâm đến “tỷ lệ Carbon cấp vào cho bể sinh học”. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tỷ lệ Carbon cấp vào cho bể sinh học trong HTXLNT thủy sản

Yếu tố dinh dưỡng trong bể sinh học của HTXLNT thủy sản

Nước thải của các nhà máy sản xuất & chế biến thủy hải sản đa phần xuất phát từ quá trình sơ chế, chế biến nguyên vật liệu là các mặt hàng thủy sản như tôm, các loại cá da trơn, các loại cá biển,… và một phần nhỏ nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy. Tùy mỗi loại nguyên liệu sản xuất, cách thức chế biến thì nước thải sẽ có các tính chất khác nhau, tuy vậy, nhìn chung thì nước thải của ngành chế biến thủy hải sản này có thông số ô nhiễm khá tương tự nhau.

Tỷ lệ Carbon cấp vào cho bể sinh học trong HTXLNT thủy sản
Nước thải ngành chế biến thủy sản có thông số ô nhiễm khá tương tự nhau.

Thực tế, nước thải từ một nhà máy chế biến thủy sản sẽ rất khó để đạt trạng thái “lý tưởng về cân bằng dinh dưỡng”, sự chênh lệch tỷ lệ giữa C:N:P tương ứng với COD:Nitơ:Photpho rất dễ diễn ra. Các kỹ sư/quản lý hệ thống cần tìm hiểu tính chất nước thải của hệ thống mình tại bể cân bằng, các chỉ cần chú ý đến đó là COD, BOD, Nitơ tổng, Photpho.

Trong đó, COD/BOD là thông số đại diện cho hàm lượng dinh dưỡng Carbon trong nước thải – là nguồn dinh dưỡng chính cho sự hoạt động của vi sinh vật. So với COD thì Nitơ và Photpho có thể xem là “dinh dưỡng vi lượng” vì tỉ trọng nhỏ hơn khá nhiều so với COD. Tuy vậy, dù nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển, tồn tại của hệ vi sinh vật.

Dưới đây là bảng ví dụ về thông số ô nhiễm của nước thải chế biến tôm:

STT Thông số Đơn vị Điều hòa QCVN 11-MT: 2015/BTNMT, cột B
1 COD mg/l 1640 150
2 Tổng Nitơ
(tính theo N)
mg/l 146 60
3 Tổng Phospho mg/l 150 20

Trong bảng phân tích trên, điều ta có thể dễ nhận thấy đó là tỷ lệ giữa COD:Nitơ khoảng 10:1, giữa COD:P cũng khoảng 10:1. Với các tỷ lệ trên, ta có những phân tích sau: Tại bể sinh học kỵ khí, tỷ lệ dinh dưỡng cho vi sinh hoạt động tốt là COD:N:P là 350:5:1 và so với thực tế thì COD:N:P = 12:1:1, điều này dẫn đến sau quá trình xử lý kỵ khí, một phần COD sẽ mất đi nhưng Nitơ & Photpho sẽ vẫn giữ giá trị lớn, tạo bài toán về dinh dưỡng cho các bể xử lý phía sau.

>>> Xem thêm: Cách tính dinh dưỡng trong xử lý nước thải

Cách cân bằng tỷ lệ Carbon, Nitơ, Photpho cấp vào trong HTXLNT thủy sản

Trường hợp mất cân bằng dinh dưỡng như đã nêu ở trên, BIOGENCY sẽ đưa ra 2 giải pháp xử lý:

  • Thứ nhất đó là ở giai đoạn tiền xử lý sinh học, hệ thống phải đầu tư thêm cụm hóa lý để xử lý chỉ tiêu Photpho về mức thấp nhất.
  • Thứ 2 là bổ sung dinh dưỡng cho cụm bể xử lý Anoxic-Aerotank phía sau, cụ thể ở đây là bổ sung Carbon bằng mật rỉ đường hoặc Methanol với liều lượng phù hợp.
Tỷ lệ Carbon cấp vào cho bể sinh học trong HTXLNT thủy sản
Cồn công nghiệp (Methanol) bổ sung Carbon hiệu quả.

Ví dụ trên là trường hợp nước thải thủy sản có hàm lượng COD thấp và Nitơ & Photpho cao, cần bổ sung thêm mật rỉ hoặc Methanol để cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh. Thực tế sẽ có những trường hợp ngược lại, COD rất cao còn Nitơ & Photpho rất thấp hoặc thậm chí không có, cụ thể:

  • Nếu Nitơ thiếu, cần bổ sung phân đạm hay phân Ure cho hệ thống.
  • Nếu Photpho thiếu, cần bổ sung phân Lân.
  • Có thể dùng phân N.P.K để bổ sung Nitơ, Photpho nếu cần thiết.

Tất nhiên, khi bổ sung một nhân tố nào đó cho hệ thống cần phải hiểu rõ tác dụng của nó và cách sử dụng, liều dùng. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm xử lý các hệ thống xử lý nước thải, BIOGENCY tự tin mang đến sự tư vấn khoa học và chính xác nhất. Nếu bạn đang gặp vấn đề về việc cân bằng tỷ lệ Carbon hay bất kỳ dinh dưỡng nào trong hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!

>>> Xem thêm: [CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt