Ưu và nhược điểm của ba loại bể lắng cát thông dụng

Trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc sử dụng các loại bể lắng cát có tác dụng lắng bớt bùn đất rất phổ biến và được sự đông đảo quan tâm, tin dùng của mọi người. Một số loại bể lắng cát có thể kể đến như: Bể lắng đứng, bể lắng ngang, bể lắng ly tâm,… Mỗi loại đều có những đặc điểm, ưu thế riêng biệt và được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Cùng Biogency tìm hiểu về ưu và nhược điểm từng loại bể lắng cát qua những nội dung sau nhé!

Ưu và nhược điểm của ba loại bể lắng cát thông dụng

Công dụng của bể lắng cát trong xử lý nước thải

Việc lắng cát sẽ giúp loại bỏ các loại các tạp chất vô cơ không tan như: Cát, sỏi, đá, cặn thô, mảnh vỡ thủy tinh, tro tàn, than vụn,… và các vật liệu rắn có kích thước từ 0.2 – 2mm ra khỏi nước thải. Từ đó, giúp giảm sự hình thành chất lắng trong kênh dẫn, đường ống, hạn chế sự mài mòn của những bộ phận chuyển động cơ học.

Bể lắng cát có hình chữ nhật được sử dụng nhiều trong công trình xử lý nước thải công nghiệp. Lượng nước thải sẽ được tích trữ ở bể lắng cát trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi chất bẩn lơ lửng chìm hết xuống đáy.

Bể lắng cát trong xử lý nước thải.

Hình 1. Bể lắng cát trong xử lý nước thải.

Bể lắng cát được sử dụng để lọc các tạp chất nổi, tạp chất rắn có trong nước thải công nghiệp. Các chất cặn này nếu như không được loại bỏ trước khi đưa qua hệ thống lọc nước sẽ gây khó khăn cho quá trình xử lý bùn.

Với các nhà máy lớn, việc áp dụng bể lắng cát không cần phải tốn nhiều chi phí cũng như thời gian. Bên cạnh đó, cách xây bể lắng cát cũng vô cùng đơn giản, quá trình vận hành dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng bể lắng cát thì cần phải có một diện tích lớn để bố trí.

Quy trình hoạt động của bể lắng cát

Theo đặc tính của nước thải, quy trình hoạt động của bể lắng cát có 4 loại như sau:

  • Lắng hạt đơn: Các hạt này lơ lửng và chìm một mình mà không tác động đến các hạt bên cạnh, thường phù hợp cho các nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp. Quy trình này, các hạt lớn như sỏi và cát có thể được loại bỏ.
  • Hình thành các bông cặn: Các hạt nhỏ liên kết với nhau tạo thành cục, tăng trọng lượng và kích thước của các hạt, vì vậy chúng dễ chìm xuống đáy. Loại quy trình này có thể loại bỏ được một số tạp chất trong nước thải khi chưa qua xử lý sinh học.
  • Lắng đồng loạt: Lực tương tác giữa các hạt lớn làm cho các hạt lân cận không có khả năng hoạt động. Lúc này, phí trên của vật liệu ngập nước, một mặt phân cách rắn – lỏng được hình thành. Quá trình lắng đồng loạt được diễn ra trong bể lắng thứ cấp sau bể lắng lọc sinh học.
  • Lắng nén: Khi có đủ số lượng để tạo thành một cấu trúc nhất định, các hạt tác động với nhau và liên tục khi được đưa vào bể. Quá trình này diễn ra ở đáy thiết bị bay hơi và thiết bị lắng thứ cấp.

Ưu và nhược điểm của 3 dạng bể lắng cát

Để tìm hiểu về ưu nhược điểm của 3 dạng bể lắng cát thông dụng, bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Ưu điểm Nhược điểm
Bể lắng cát dạng đứng Tốn ít diện tích xây dựng và thuận tiện cho công tác xả cặn trong quá trình xử lý nước thải. Chiều cao thi công lớn làm cho giá thành xây dựng tăng theo.
Số lượng bể nhiều nhưng không tương xứng với hiệu suất thực hiện.
Bể lắng cát dạng ngang Thiết kế gọn và có thể sử dụng để làm hố thu cặn ở đầu bể hoặc làm hố thu cặn dọc theo chiều dài của bể. Có giá thành cao, không mang liệu hiệu quả kinh tế vì tăng thêm nhiều khối tích không cần thiết của công trình
Tạo ra những vùng xoáy khiến khả năng lắng của các hạt cặn bị giảm.
Bể lắng cát ly tâm Độ dốc đáy bể nhỏ hơn bể lắng đứng nhờ vào thiết bị gạt bùn.
Chiều cao công tắc nhỏ nên thích hợp xây dựng ở nơi có mực nước ngầm cao. Năng suất cao hơn bể lắng đứng và góc tạo thành chữ V giúp cặn bùn dễ thải ra ngoài.
Đường kính của bể lớn khiến cho hiệu quả lắng cặn kém. Cấu tạo của hệ thống gạt bùn phức tạp và hoạt động trong điều kiện ẩm ướt nên nhanh hư hỏng.
Chi phí năng lượng cao, vận hành bể ly tâm đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và mất nhiều thời gian bảo trì máy móc, thiết bị.

Thiết kế bể lắng ngang

Thiết kế bể lắng ngang

Nếu như không có công đoạn lắng bùn thì cát có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ống dẫn bùn, làm cho ống dẫn bùn không hoạt động được, dẫn tới máy bơm bị hỏng. Vì vậy, cần phải có những kiến thức về nguyên lý hoạt động và các ưu – nhược điểm của các loại bể lắng cát trong quá trình xây dựng công trình.

Ngoài ra, để được tìm hiểu thêm về các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải, bạn đọc hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Tổng hợp những sự cố bể Aerotank thường gặp và cách khắc phục