Đối với người kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải, kỹ năng kiểm soát và xử lý vấn đề phát sinh tại hệ thống là rất quan trọng. Để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả, kỹ sư vận hành không thể bỏ qua 5 yếu tố dưới đây.
Kiểm tra hệ thống bồn bể
Hệ thống bồn bể là nơi lưu trữ và chứa nước thải, do đó, để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, cần kiểm tra cẩn thận các yếu tố sau:
- Kiểm tra tính chống thấm bê tông của từng bể, đảm bảo không bị thấm nước ra ngoài.
- Kiểm tra thành, đáy và nắp bể, trám lại những chỗ bị nứt.
- Kiểm tra mực nước trong bồn so với cánh khuấy, không để máy khuấy hoạt động không tải.
Kiểm tra phần tủ điện và thiết bị điện liên quan
Có rất nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải liên quan đến các thiết bị điện, một trong số đó là do hệ thống bị mất điện đột ngột nhưng người vận hành không biết. Do đó, để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, cần kiểm tra kỹ các thiết bị điện, cụ thể là:
- Kiểm tra điện, nước cấp cho hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo điện được cung cấp đầy đủ, đúng công suất vận hành.
- Kiểm tra hệ thống tủ điện xem có rò rỉ, đứt dây… cài đặt lại PLC nếu cần thiết.
- Kiểm tra tình trạng sensor đầu dò để vệ sinh, hiệu chuẩn nếu bị bẩn, ăn mòn.
Hình 1. Thiết bị kiểm tra bộ độ pH online tự động.
Kiểm tra các thiết bị có trong hệ thống xử lý nước thải
Trong hệ thống xử lý nước thải, có rất nhiều linh kiện, thiết bị, do đó cần liệt kê danh sách và kiểm tra định kỳ khả năng hoạt động của các thiết bị đó để tránh sai sót, hư hỏng thiết bị mà không phát hiện kịp thời làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý. Một số thiết bị quan trọng trong hệ thống nước thải cần kiểm tra thường xuyên là:
- Kiểm tra các thiết bị đang sửa chữa đã hoàn thành chưa.
- Kiểm tra còi báo và giải quyết sự cố nếu có.
- Kiểm tra giá trị cài đặt trên các bơm định lượng. Chỉ điều chỉnh lưu lượng (nếu cần) khi bơm đang hoạt động.
- Kiểm tra dòng, cách điện máy thổi khí, máy khuấy chìm, bơm chìm.
- Kiểm tra, quan sát dàn đĩa phân phối khí, sửa chữa thay thế những đĩa không còn hiệu quả.
- Kiểm tra chế độ đóng mở các van của bơm, máy thổi khí.
- Kiểm tra, vệ sinh đầu dò pH, vệ sinh giỏ rác, vệ sinh và kiểm tra hoạt động của phao báo mức nước.
Kiểm tra hóa chất
Kết hợp sử dụng hóa chất trong xử lý nước thải là cách mà nhiều doanh nghiệp vẫn thường làm. Tuy nhiên, lưu trữ hóa chất cần phải hết sức cẩn thận vì đây là một trong những thứ có mức độ độc hại cao, nguy hiểm cho con người.
- Kiểm tra hóa chất: Chất lượng và số lượng tồn kho tối thiểu tránh tình trạng thiếu hụt.
- Kiểm tra việc bảo quản hóa chất, đảm bảo an toàn theo quy định.
- Kiểm tra và cài đặt bơm định lượng hóa chất.
- Kiểm tra bồn pha (van xả, rò rỉ) và quy trình pha hóa chất an toàn.
Kiểm tra điều kiện vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh học
Hiện nay, sử dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải là ưu tiên hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì tính hiệu quả, an toàn và dễ vận hành cho kỹ sư. Để hệ thống xử lý nước thải sinh học hoạt động hiệu quả, cần kiểm tra các chỉ số sau:
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO trong các bể sinh học:
+ Bể yếm khí tùy nghi: tối ưu DO < 0.2 mg/l.
+ Bể hiếu khí DO ≥ 2 mg/l - Nhiệt độ nước thải đầu vào từ 10 đến dưới 40 độ C.
- Nồng độ pH từ 7.0 đến 8.5.
- Tỉ lệ F/M (tỉ lệ giữa thức ăn – BOD5 và nồng độ bùn) 0.5.
- Kiểm tra vi sinh bằng cách đo SV 30 để quan sát màu sắc, khả năng lắng, bông bùn, mùi hôi.
- Bổ sung men vi sinh để tăng cường hiệu suất của hệ thống (Xem thêm các Giải pháp sinh học trong xử lý nước thải)
Vận hành hệ thống xử lý nước thải sẽ không còn khó khăn nếu bạn kiểm soát được 5 yếu tố trên. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình vận hành, hãy liên hệ ngay đến Hotline của Biogency 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải