Vibrio Alginolyticus và Vibrio Vulnificus gây bệnh trên tôm như thế nào?

Ở bài viết trước BIOGENCY đã thông tin đến bà con về vi khuẩn Vibrio gây bệnh ở tôm và động vật thủy sản. Hôm nay hãy cùng Biogency tìm hiểu tiếp về một số loại vi khuẩn trong họ Vibrio là Vibrio Alginolyticus và Vibrio Vulnificus. Chúng gây bệnh trên tôm như thế nào? Có đáng lo ngại hay không?

Vibrio Alginolyticus và Vibrio Vulnificus gây bệnh trên tôm như thế nào?

Vibrio Alginolyticus và Vibrio Vulnificus gây bệnh trên loại tôm nào?

Vibrio Alginolyticus là vi khuẩn gây bệnh đỏ dọc thân ấu trùng tôm sú. Tôm sẽ xuất hiện các điểm đỏ ở gốc râu, phần đầu ngực, thân, các phần phụ của ấu trùng giáp xác khi nhiễm Vibrio Alginolyticus. Còn đối với vi khuẩn Vibrio Vulnificus, chúng đặc biệt gây hiện tượng đỏ thân trên tôm sú giai đoạn PL20 và gây chết sớm hàng loạt trên tôm càng xanh (M. rosenbergii) giai đoạn zoea và hậu ấu trùng. Ngoài ra, Vibrio Vulnificus ăn mòn vỏ ở giáp xác, gây bệnh máu vón cục ở cua, gây bệnh ấu trùng nhuyễn thể.

Không những gây bệnh ở tôm sú và tôm càng xanh, hai chủng vi khuẩn Vibrio AlginolyticusVibrio Vulnificus còn có khả năng gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng, là mối lo ngại của nhiều bà con nuôi tôm hiện nay. Hôm nay, hãy cùng Biogency xem một nghiên cứu xác định khả năng gây bệnh phân trắng của Vibrio Alginolyticus, Vibrio Vulnificus và một số tổ hợp vi khuẩn thuộc họ Vibrio trên tôm thẻ chân trắng qua nội dung dưới đây.

Tôm sú bị hiện tượng đỏ thân hàng loạt do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và Vibrio vulnificus tấn công.

Hình 1. Tôm sú bị hiện tượng đỏ thân hàng loạt do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và Vibrio vulnificus tấn công.

Khả năng gây bệnh trên tôm của một số chủng vi khuẩn thuộc họ Vibrio

Vibrio Alginolyticus thuộc nhóm Vibrio spp. với khả năng gây bệnh phân trắng cho tôm.

Bệnh phân trắng (White Feces Disease WFD) được xem là một trong những bệnh nguy hiểm xảy ra phổ biến và gây thiệt hại đối với nghề nuôi tôm nước ta trong những năm gần đây (Theo tổng cục thủy sản, 2021). Bệnh đặc trưng bởi các dấu hiệu như phân lỏng, đường ruột có màu vàng nâu và chuyển dần sang màu trắng sữa.

Theo nghiên cứu tôm biểu hiện bệnh lý ở tất cả các thí nghiệm cảm nhiễm một số chủng vi khuẩn thuộc họ Vibrio là: Vibrio alginolyticus, Vibrio vulnicus, Vibrio cholerae và Vibrio parahaemolyticus đều có một số dấu hiệu chung khi tôm nhiễm vi khuẩn là đường tiêu hóa không liên tục hoặc ruột rỗng. Các nghiệm thức có mật độ vi khuẩn cảm nhiễm càng cao thì dấu hiệu bệnh lý càng rõ ràng.

Khi tôm nhiễm một trong số các chủng vi khuẩn thuộc họ Vibrio, sẽ thường biểu hiện bằng các dấu hiệu:

  • Vibrio alginolyticusV. cholerae: Gan tụy sưng, nhạt màu, phân lỏng trên tôm cảm nhiễm.
  • Vibrio vulnicus: Gan nhạt màu, gan sưng to, mềm nhũn và có dịch trên tôm cảm nhiễm với (Hình 2A) .
  • Vibrio parahaemolyticus: Gan nhạt màu, gan tụy sưng to hoặc teo dai trên tôm cảm nhiễm (Hình 2B).

Dấu hiệu bệnh lý tôm cảm nhiễm đơn các chủng vi khuẩn Vibrio spp.

Hình 2A và 2B. Dấu hiệu bệnh lý tôm cảm nhiễm đơn các chủng vi khuẩn Vibrio spp.

Khi tôm nhiễm nhiều chủng vi khuẩn Vibrio cùng lúc, dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn, có thể nhận biết như sau:

VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN TÔM DẤU HIỆU BỆNH LÝ
V. alginolyticus, V. cholerae, V. vulnicus Gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn đường tiêu hóa không liên tục, phân lỏng hoặc phân trắng
V. alginolyticus, V. cholerae, V. parahemolyticus Gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn đường tiêu hóa không liên tục, phân lỏng hoặc phân trắng.
V. alginolyticus, V. vulnicus, V. parahemolyticus Gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn đường tiêu hóa không liên tục hoặc rỗng ruột
V. cholerae, V. vulnicus, V. parahemolyticus Gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn đường tiêu hóa không liên tục hoặc rỗng ruột
V. alginolyticus, V. cholerae, V. vulnicus, V. parahemolyticus Gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn đường tiêu hóa không liên tục hoặc phân lỏng

Dấu hiệu bệnh lý tôm thí nghiệm cảm nhiễm tổ hợp Vibrio spp.

Hình 3. Dấu hiệu bệnh lý tôm thí nghiệm cảm nhiễm tổ hợp Vibrio spp.

Ghi chú: (AB) Gan tụy và đường ruột tôm nghiệm thức đối chứng, (CD) Gan tuỵ và đường ruột tôm cảm nhiễm tổ hợp chủng CVP với gan tuỵ sưng và nhạt màu, phân lỏng, thức ăn đường tiêu hóa không liên tục, (EF) Tôm và gan tuỵ tôm cảm nhiễm tổ hợp chủng ACV với gan tuỵ nhạt màu, sưng, đường ruột có màu trắng sữa.

Hệ quả khi tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrio Alginolyticus, Vibrio Vulnificus đối với ao nuôi và người nuôi tôm

Khi tôm nhiễm các chủng vi khuẩn thuộc họ Vibrio, đặc biệt là Vibrio Alginolyticus và Vibrio Vulnificus không những làm cho tôm có các biểu hiện như dạt bờ, kéo đàn bơi lòng vòng, lờ đờ, kém ăn, bỏ ăn và đi phân trắng, vỏ tôm bị mềm xuất hiện các vết thương hoại tử, ăn mòn trên vỏ và các phần phụ mà còn làm sức đề kháng của tôm kém đi, một tác động nhỏ cũng gây tôm chết hàng loạt.

Đối với người nuôi thì tôm mắc bệnh là nỗi lo cũng là nỗi sợ. Tôm mắc những bệnh kể trên phải phát hiện kịp thời, có những phương án xử lý tránh lây lan qua những con tôm khỏe, tránh gây thiệt hại lớn cho mùa vụ.

Cách kiểm soát 2 loại vi khuẩn Vibrio Alginolyticus, Vibrio Vulnificus trong quá trình nuôi tôm

– Phòng bệnh:

Ở trang trại sản xuất tôm giống: Để ngăn ngừa sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn Vibrio trên tôm, các trại sản xuất tôm cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Lọc nước qua tầng lọc cát và xử lý tia cực tím.
  • Xử lý tôm bố mẹ bằng Formalin 20-25 ppm thời gian 30-60 phút.
  • Xử lý Artemia bằng Chlorin 10-15 ppm trong 01 giờ ở nước ngọt, vớt ra rửa sạch rồi mới cho ấp.
  • Có thể phun vào môi trường ương EDTA 2-5 ppm tác dụng kìm hãm phát triển của vi khuẩn.
  • Thường xuyên xi phông đáy để giảm lượng vi khuẩn ở tầng đáy bể ương.
  • Giai đoạn Zoea và Mysis phòng bệnh bằng Oxtetracyline 1-2 ppm.
  • Trường hợp bị bệnh nặng phải hủy đợt sản xuất và xử lý bằng Chlorin 20 -25 ppm trong một giờ mới xả ra ngoài.

Ở ao nuôi thương phẩm: Vi khuẩn Vibrio Alginolyticus hay Vibrio Vulnificus có thể đi theo nguồn nước đã nhiễm bệnh vào ao nuôi tôm, do đó, việc xử lý nước nuôi tôm thường xuyên là một trong những cách tối ưu giúp bà con phòng tránh sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio. Sử dụng men vi sinh để xử lý nước là cách tối ưu giúp bà con tạo cho ao nuôi tôm một hệ sinh thái ổn định để tôm phát triển, tăng sức đề kháng, từ đó giảm thiểu tình trạng tôm nhiễm bệnh, trong đó có cả việc giảm nhiễm vi khuẩn Vibrio. Xem thêm: Xử lý nước nuôi tôm >>>

– Trị bệnh:

Trong ao nuôi tôm thương phẩm:

  • Xử lý nguồn nước cấp bằng chlorine 20 – 30 ppm.
  • Trong quá trình nuôi nếu hồ tôm bị bệnh có thể xử lý bằng BKC, IOTDINE liều từ  10 – 15 ppm.
  • Trộn oxytetraxyline liều 5 gr / 1kg thức ăn cho ăn trong vòng 3 đến 5 ngày, bổ sung thêm vitamin, điện giải

Vậy là qua bài viết này Biogency đã thông tin đến bà con về vi khuẩn Vibrio và một số cách phòng trị bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm thẻ chân trắng. Hy vọng sẽ giúp ích bà con trong quá trình nuôi tôm. Chúc bà con có những mùa vụ thành công. Mọi khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm đường ruột cấp trên tôm phòng ngừa như thế nào?