Virus, vi khuẩn là gì? Phân biệt Virus và vi khuẩn

Virus, vi khuẩn là khái niệm không còn xa lạ trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng hiểu chính xác được vi khuẩn là gì. Cũng chính vì vậy mà Virus và vi khuẩn thường bị nhầm lẫn với nhau. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Virus, vi khuẩn cũng như những điểm để phân biệt Virus và vi khuẩn.

Virus, vi khuẩn là gì? Phân biệt Virus và vi khuẩn

Virus là gì? Vi khuẩn là gì?

Trước khi tìm hiểu về điểm để phân biệt giữa Virus và vi khuẩn, ta cần hiểu về khái niệm, cũng như đặc điểm nổi bật của Virus và vi khuẩn.

– Virus là gì?

Virus (còn được viết là vi-rút và còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng) là những thực thể sống nhỏ bé nhất và không có cấu tạo tế bào. Đây là một loại ký sinh trùng nhỏ và không có khả năng tự sinh sản. Tuy nhiên, khi Virus lây nhiễm trong tế bào nhạy cảm, nó có khả năng điều khiển tế bào để tạo ra nhiều Virus hơn.

Hầu hết Virus có DNA và RNA là vật liệu di truyền của chúng, đồng thời Axit Nucleic có thể là chuỗi đơn hoặc kép. Mặt khác, Virus không chứa Ribosome, do đó chúng cũng không tạo ra được Protein. Cũng chính lý do này mà Virus phụ thuộc hoàn toàn vào vật chủ. Cụ thể, Virus sẽ chèn vật liệu di truyền vào vật chủ và điều khiển chức năng của vật chủ. Sau khi tế bào bị nhiễm, Virus sẽ tiếp tục sinh sản với nhiều Protein và vật liệu di truyền hơn.

Trong thực tế, Virus có nhiều chủng loại với hình dạng và kích thước khác nhau như xoắn ốc, hình cầu, hình phong bì,… hoặc các hình dạng trên được kết hợp với nhau để tạo ra hình dạng Virus mà không theo một tiêu chuẩn nào.

Virus, vi khuẩn là gì? Phân biệt Virus và vi khuẩn
Virus có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau mà không theo một tiêu chuẩn nào.

– Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn có tên gọi Tiếng Anh là Bacterium và số nhiều là Bateria. Đây là một nhóm vi sinh vật nhân sơ đơn bào và có kích thước rất nhỏ (khoảng 0.5-5.0μm), trong đó bao gồm một số thuộc vào loại ký sinh trùng. Thông thường, vi khuẩn thường có cấu trúc tế bào đơn giản và không nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như lục lạp và ty thể.

Cấu tạo của vi khuẩn.
Cấu tạo của vi khuẩn.

Hiện nay, trong sinh giới thì vi khuẩn là nhóm có sự hiện diện đông đảo nhất tại khắp nơi từ môi trường nước, đất, hay cộng sinh, ký sinh với sinh vật khác. Tuy nhiên, con người chỉ có thể quan sát được vi khuẩn thông qua lăng kính hiển vi. Đồng thời, mặc dù một số loài vi khuẩn có thể gây hại cho con người nhưng hầu hết những loài khác đều vô hại và có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh giới.

Mặt khác, trong thực tế, Virus và vi khuẩn thường dễ bị nhầm lẫn với nhau dù đây là 2 loài sinh vật hoàn toàn khác nhau. Vậy làm cách nào để phân biệt giữa Virus và vi khuẩn?

Phân biệt giữa Virus và vi khuẩn

Điểm giống nhau giữa Virus và vi khuẩn
  • Virus và vi khuẩn đều là những sinh vật nhỏ.
  • Không thể quan sát bằng mắt thường.
  • Có khả năng gây bệnh cho con người ở mọi lứa tuổi với biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ, thậm chí không có biểu hiện cho đến rất nặng.
Điểm khác nhau giữa Virus và vi khuẩn
– Cấu tạo Virus, vi khuẩn là gì? Phân biệt Virus và vi khuẩn

  • Virus có vỏ Protein, lõi vật liệu di truyền (ARN và ADN) mà không có Ribosome và vách tế bào.
Virus, vi khuẩn là gì? Phân biệt Virus và vi khuẩn

  • Vi khuẩn có Ribosome và vách cứng được tạo thành bởi Peptidoglycan. Vật liệu di truyền của vi khuẩn được tạo thành từ các enzyme, dinh dưỡng, chất thải và khí được bao trong màng tế bào và vách tế bào.
– Tổ chức sống và sinh sản
  • Virus là các cấu trúc hữu cơ, sống sót và nhân lên thông qua tương tác với các cơ thể sống khác. Ngoài ra, Virus làm thay đổi vật liệu di truyền của tế bào vật chủ để tự sinh sản.
  • Virus là sinh vật sống trong tế bào và xâm nhiễm tế bào vật chủ để sống trong tế bào đó.
  • Không thể tồn tại mà không có vật chủ.
  • Vi khuẩn là các tổ chức sống có khả năng sinh sản thông qua quá trình sinh sản vô tính còn gọi là sinh sản phân đôi.
  • Vi khuẩn thuộc loại đơn bào nên có thể sống ở ngoài hay trong các tế bào khác.
  • Có thể tồn tại mà không cần tế bào chủ.
– Kích thước Virus nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần. Vi khuẩn lớn hơn Virus từ 10 đến 100 lần.
– Lợi ích Nhìn chung, Virus không có lợi ích gì cụ thể. Nhưng một số loại Virus được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ gen. Nhiều loại vi khuẩn có lợi ích cho sức khỏe và môi trường sống con người. Ví dụ như:

  • Hàng trăm lợi khuẩn sống trong đường ruột giúp tiêu hóa và đóng vai trò miễn dịch, ngăn ngừa bệnh đường ruột.
  • Vi khuẩn ở đại tràng giúp tổng hợp Vitamin K.
  • Vi khuẩn trong môi trường giúp đất đai màu mỡ, tạo nên các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất.
– Tác hại
  • Gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, sốt xuất huyết, Ebola, MERS-CoV,…
  • Gây viêm nhiễm cơ quan trong cơ thể và thường gây nhiễm trùng toàn thân.
  • Gây viêm nhiễm đa phần theo khu trú tại một hoặc một vài vị trí trên cơ thể.
– Cách tiêu diệt Không thể tiêu diệt Virus bằng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được dùng để điều trị một số bệnh cụ thể và làm giảm quá trình nhân lên của Virus. Có thể sử dụng Vacxin và kháng sinh để tiêu diệt. Vacxin có thể là vi khuẩn, Virus giảm độc lực hay vi sinh vật bất hoạt, cũng như chế phẩm từ vi sinh vật để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động.

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về Virus và vi khuẩn, cũng như có thể phân biệt giữa Virus và vi khuẩn. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến ứng dụng các chủng vi khuẩn có lợi trong xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Xem thêm:

>>> Công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường

>>> Vi sinh xử lý nước thải là gì? Dòng nào hiệu quả nhất hiện nay?