Trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất đang đối mặt với thách thức lớn về môi trường và sự cần thiết phải hướng tới phát triển bền vững, việc tái sử dụng nước thải tinh bột mì không chỉ mở ra một hướng đi mới mà còn góp phần tạo nên một tương lai xanh cho ngành sản xuất. Bài viết này sẽ khám phá những lợi ích và cách thức để tái sử dụng hiệu quả nước thải tinh bột mì, biến chúng từ “gánh nặng” thành “tài nguyên”.
Tái sử dụng nước thải tinh bột mì – Tại sao không?
Trong quá trình sản xuất tinh bột mì, nước thải thường chứa lượng lớn hợp chất hữu cơ và chất lơ lửng, dẫn đến mức độ ô nhiễm cao như được thể hiện qua bảng thông số dưới đây.
Bảng: Các thông số chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải sản xuất tinh bột sắn
Chỉ tiêu | Đơn vị | Hàm lượng |
pH | – | 4,2 – 5,1 |
COD | mg/l | 2.500 – 17.000 |
BOD5 | mg/l | 2.120 – 14.750 |
SS | mg/l | 120 – 3000 |
N-NH3 | mg/l | 136 – 300 |
N-NO2 | mg/l | 0 – 0,2 |
N-NO3 | mg/l | 0,5 – 0,8 |
N tổng | mg/l | 250 – 450 |
P tổng | mg/l | 4 – 70 |
CN– | mg/l | 2 – 75 |
SO42- | mg/l | 52 – 65 |
Việc xả thẳng ra môi trường không chỉ gây ô nhiễm mà còn lãng phí một nguồn lực quý giá. Tái sử dụng nước thải tinh bột mì sau khi qua xử lý không những giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn cung cấp một nguồn nước dồi dào cho các quy trình sản xuất khác nhau trong nhà máy. Cụ thể:
- Giảm áp lực cho hệ thống xử lý nước: Việc tái sử dụng nước thải tinh bột mì giúp giảm bớt lượng nước cần xử lý, từ đó giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước.
- Tiết kiệm nguồn nước: Trong bối cảnh nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm, việc tái sử dụng nước thải tinh bột mì giúp tiết kiệm một lượng nước đáng kể cho sản xuất và sinh hoạt.
- Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu việc thải nước thải chưa xử lý hoặc xử lý không đủ tiêu chuẩn vào môi trường, góp phần giảm ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước tự nhiên.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Tận dụng nguồn nước thải sau xử lý làm nước mát hoặc rửa trong quy trình sản xuất khác giúp tối ưu hóa nguồn lực.
Trước tình hình thiếu hụt nước ở các cơ sở sản xuất sắn/mì, tái sử dụng nước thải là biện pháp được khuyến nghị nhằm giảm thiểu chi phí và tăng cường bảo vệ môi trường. Điều này cũng được phản ánh trong pháp luật của Việt Nam, cụ thể là khoản 3, Điều 74 trong Nghị định số 08-2022/NĐ-CP ban hành tháng 1 năm 2022 bởi Chính phủ, nêu rõ: Tái sử dụng nước thải phải tuân thủ các yêu cầu về môi trường và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần thiết phù hợp với mục đích sử dụng.
Làm thế nào để nước thải tinh bột mì có thể tái sử dụng?
Để biến nước thải tinh bột mì thành nước có thể tái sử dụng được vào quá trình sản xuất hoặc tưới cây thì phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong công tác xây dựng và quản lý toàn diện nguồn tài nguyên này.
Với kinh nghiệm đi thực tế các công trình, BIOGENCY nhận thấy rằng để nước thải có thể tái sử dụng được thì cần các yếu tố sau đây:
– Kinh nghiệm vận hành:
Hệ thống xử lý nước thải khi vận hành thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn phát sinh đòi hỏi kỹ sư vận hành phải nắm các kiến thức chuyên sâu mới có thể vận hành đúng.
Đối với kỹ sư vận hành nếu có kinh nghiệm sẽ tối ưu hóa chất, men vi sinh sử dụng và khi có sự cố sẽ xử lý nhanh không gây gián đoạn hệ thống.
Tiết kiệm được nguồn lực: chi phí, thời gian.
– Hệ thống áp dụng công nghệ xử lý hiệu quả:
+ Tiền xử lý: Sử dụng lưới hoặc bộ lọc cơ học để loại bỏ các hạt rắn và chất cặn lớn từ nước thải.
+ Xử lý sinh học:
- Hệ thống xử lý kỵ khí (Biogas): Áp dụng hệ thống xử lý kỵ khí để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải, giảm BOD và COD, đồng thời sản xuất khí Biogas có thể tái sử dụng làm nhiên liệu.
- Hệ thống xử lý hiếu khí (AO): Sử dụng vi sinh vật hiếu khí để tiếp tục phân hủy lượng COD, BOD, TSS, Nitơ,… còn lại, làm sạch nước thải hơn.
- Bể lắng sinh học: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tách nước và bùn hoạt tính, nơi bùn hoạt tính lắng xuống và phần nước trong được chuyển tiếp qua hồ hoàn thiện.
+ Xử lý hóa học và vật lý: Để tăng cường hiệu quả lắng, hóa chất keo tụ tạo bông sẽ được thêm vào, tạo điều kiện cho quá trình lắng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng hóa lý để loại bỏ hoàn toàn các chất cặn, trước khi chuyển đến bể chứa trung gian.
+ Quá trình cuối cùng trong xử lý nước thải này là khử trùng, nơi hóa chất khử trùng được sử dụng để tiêu diệt mọi vi khuẩn và vi sinh vật gây hại, đảm bảo nước thải sau xử lý không chỉ sạch mà còn an toàn cho môi trường xung quanh.
– Bổ sung các loại men vi sinh thúc đẩy nhanh quá trình phản ứng sinh học:
Để đạt hiệu quả cao trong việc tái sử dụng nước thải tinh bột mì, quan trọng là phải đánh giá cụ thể nhu cầu tái sử dụng và chất lượng nước đầu ra cần đạt được. Việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp cũng như thiết kế hệ thống xử lý tối ưu là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả và kinh tế cho quá trình tái sử dụng nước thải. BIOGENCY mang đến giải pháp bổ sung men vi sinh vào quá trình sinh học để giúp quá trình tái sử dụng nước được thúc đẩy nhanh hơn.
Men vi sinh xử lý nước thải tinh bột mì | Công dụng |
|
|
|
Để sử dụng men vi sinh xử lý nước thải tinh bột mì mang lại hiệu quả, hãy liên hệ BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Kiến thức về vận hành hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì, có thể bạn chưa biết!