Mỗi ngày trong ao nuôi tôm, lượng thức ăn và phân tôm thải ra rất nhiều. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến môi trường nước bị ô nhiễm, từ đó khiến tôm dễ mắc bệnh và làm giảm chất lượng. Xi-phông đáy ao tôm đang là biện pháp cải thiện chất lượng nước được bà con nông dân áp dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, đối với những bà con mới vào nghề thì khái niệm này vẫn còn rất xa lạ nên việc áp dụng vẫn gặp nhiều khó khăn. Hãy cùng Biogency tìm hiểu về cách xi-phông đáy ao tôm qua bài viết dưới đây.
Xi-phông đáy ao tôm là gì? Xi-phông vận hành như thế nào?
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, phân tôm và các thức ăn dư thừa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tạo điều kiện cho mầm bệnh và vi khuẩn phát triển. Xi-phông đáy ao tôm (tiếng anh gọi là Siphon) còn được viết là Sphon, được dùng để chỉ việc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau có liên quan đến dòng chảy để đưa chất lỏng qua ống. Vật liệu làm xi-phông rất đa dạng như: Nhựa, kính, sắt, thép, inox…
Nguyên lý vận hành xi-phông giống chữ U ngược, làm cho chất lỏng lên cao hơn bề mặt bình chứa mà không cần phải bơm. Được cấp lực bằng sự rơi của chất lỏng khi nó chảy xuống dưới lực kéo của trọng lực. Sau đó được xả ra ở mực chất lỏng thấp hơn bề mặt bình chứa mà từ đó nó đã được chảy xuống”.
Hình 1. Nguyên lý của xi-phông.
Các ưu điểm của xi-phông đáy ao tôm
Xi-phông đáy ao tôm là một phần không thể thiếu trong quy trình nuôi tôm, xi-phông được coi là phần “bắt buộc” để giúp nền đáy ao nuôi sạch hơn, không bị nhớt bạt, tích tụ khí độc H2S. Các ưu điểm của xi-phông có thể kể đến là:
- Loại bỏ các chất thải, thức ăn dư thừa ở đáy ao nuôi.
- Xi phông sẽ giúp hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại vào ao nuôi gây ảnh hưởng đến tôm.
- Giảm việc hình thành khí độc, giúp giải phóng khí độc trong ao nuôi. Đặc biệt là khí H2S.
- Giá thành rẻ, giảm chi phí sử dụng hóa chất để xử lý lớp nền đáy, giảm lượng tôm bệnh.
- Nâng năng suất, chất lượng tôm.
Hình 2. Các loại hố xi phông.
3 phương pháp xi-phông trong ao nuôi tôm
Có 3 phương pháp xi-phông đáy ao nuôi tôm đang được bà con áp dụng hiện nay. Tùy thuộc vào quy mô ao mà bà con lựa chọn cho mình phương pháp xi phông phù hợp. Thông tin chi tiết về mỗi phương pháp xi phông được Biogency mô tả qua bảng dưới đây:
Yếu tố | Xi-phông đáy ao tôm bằng máy bơm | Xi-phông đáy ao tôm bằng máy hút bùn đặt trên bờ | Xi-phông đáy ao tôm bằng van tự động |
Ao sử dụng | – Các ao có đáy không bằng phẳng. – Các ao nuôi không xây hố xi phông. – Ao có diện tích lớn >2500m2. |
– Sử dụng ở những ao có hố gom chất thải. – Có thể dùng cho ao đất nhưng phải lót bạt phần hố xi phông. – Ao nuôi lót bạt. |
– Sử dụng cho ao có diện tích <2500m2. – Ao thiết kế có hố xi phông. – Ao đất có đổ bê tông dưới hố. – Ao nuôi lót bạt. |
Ưu điểm | – Có thể hút được bùn của chất thải. – Khi hoạt động, tôm tránh bị hút vào bơm ly tâm. – Bùn và chất thải theo đầu chữ T và thoát ra ngoài theo ống thoát nước của bơm ly tâm. |
– Tiết kiệm chi phí lót bạt cho toàn bộ ao. | – Không cần sử dụng cơ bơm ly tâm. – Dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí. |
Cách lắp đặt | – Bà con cần chuẩn bị 2 ống nhựa PVC có đường kính 10-20cm, dài 1-1,2m nối lại với nhau. – Ở đoạn trên đầu chữ T khoan nhiều lỗ nhỏ (kích thước cỡ bằng con tôm). Đấu phần cuối chữ T vào đầu hút nước của bơm ly tâm. – Khi xi phông, bùn và chất thải sẽ theo ống thoát ra ngoài theo ống nước của máy bơm. |
– Bà con đào 1 hố sâu khoảng 80cm toàn bộ khu vực chất thải gom lại, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. – Sau đó cố định phần mép bạt bằng thanh tre và chôn sâu khoảng 20cm. Đặt 1 mô-tơ khoảng 2-3 HP trên bờ, tiến hành lắp 1 ống nhựa PVC đường kính 60cm nối từ mô-tơ đến giữa ao để hút chất thải. – Dùng tầm vôi để đỡ ống nổi trên mặt nước 20-30cm, phần đầu hút xi phông gắn vào một ống gân mềm để dễ vận hành và di chuyển. Phần chất thải đi từ mô tơ đến ao thải có thể dùng ống vải để cuộn lại sử dụng cho nhiều ao. – Nếu 2 ao đặt cạnh nhau có thể thiết kế chung 1 mô-tơ đặt trên bờ chung để sử dụng cho cả 2 ao. |
– Khi sử dụng phương pháp này thì hố xử lý chất thải phải đủ rộng để gom chất thải và thường có hình chóp nón. – Từ miệng hố đến đáy hố cách nhau 50cm và đường kính là 2m (đối với ao có diện tích 2000-2500m2). – Ở giữa hố xi phông có ghép nối với 1 ống nhựa PVP phi 75 có bịt lưới đầu ống để ngăn bùn và tôm lọt qua. – Bà con nên chôn đường ống hút dưới đất để tránh bị ảnh hưởng lúc cải tạo, cuối ống nhựa lắp 1 van để xả thải. – Cuối vụ, cần hút sạch bùn trong đường ống tránh tình trạng bùn còn đọng lại trong ống, khi phơi sẽ khô và bị tắc nghẽn. |
Các lưu ý để việc xi-phông đáy ao tôm mang lại hiệu quả cao
– Xi phông từng khu vực nhất định
Trong quá trình xi-phông đáy ao tôm, bà con cần hạn chế việc xáo trộn nền đáy ao nuôi. Làm mất cân bằng hệ vi sinh trong ao, thay vào đó bà con nên xi-phông từng khu vực nhất định, đặc biệt nơi chất thải tập trung nhiều nhất nhằm hạn chế việc phát sinh khí độc gây ảnh hưởng đến tôm.
– Xi phông mỗi ngày sau khi thả tôm
Sau khi thả tôm, quá trình nuôi sẽ làm đáy ao tích tụ nhiều chất thải, phân tôm, thức ăn dư thừa, xác tảo tàn,… các yếu tố môi trường có thể vượt mức cho phép. Thời gian thực hiện xi phông tốt nhất là mỗi ngày sau khi thả tôm để giảm thiểu ảnh hưởng của cặn đáy trong ao và tách thức ăn thừa, vỏ tôm,…. Sau khi xi phông, bà con nên bổ sung lượng nước vào ao nuôi (nước phải được bơm từ ao lắng đã được xử lý rồi mới cấp vào ao).
– Lựa chọn phương pháp xi phông phù hợp cho từng loại ao tôm đã được hướng dẫn ở trên
Tùy vào từng loại ao nuôi mà bà con lựa chọn phương pháp xi phông cho phù hợp. Nếu ao nuôi tôm không xi phông thường xuyên sẽ xảy ra các rủi ro lớn như: Dịch bệnh, tích tụ khí độc, ô nhiễm nguồn nước, các chỉ số vượt mục tiêu,.. gây ảnh hưởng đến tôm và làm giảm năng suất vụ nuôi.
Hình 3. Xi-phông đáy ao tôm.
Lưu ý sau khi xi-phông đáy ao tôm
Có rất nhiều trường hợp sau khi xi phông, các chất thải ồ ạt thải ra môi trường như: Phân tôm, xác tôm, vỏ tôm, thức ăn dư thừa bị phân hủy trong điều kiện yếm khí nên đã tạo ra khí có mùi trứng thối (khí H2S) dưới đáy ao nuôi. Vì vậy, Biogency khuyến khích bà con nên thường xuyên sử dụng men vi sinh xử lý đáy AQUA SA để giảm nhớt bạt, lớp bùn đáy. Đồng thời, khi sử dụng vi sinh sẽ bổ sung được các chủng sinh vật có lợi vào trong ao, giúp giảm sự phát triển của các vi sinh vật có hại.
Hy vọng qua bài viết trên, Biogency có thể giúp bà con hiểu rõ phần nào về xi-phông đáy ao tôm. Xi phông là bước quan trọng trong nuôi tôm. Bà con có thể tham khảo để có một vụ mùa nuôi tôm bội thu nhé! Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với Biogency theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
>>> Xem thêm: Tôm rớt cục thịt là hiện tượng gì? Có đáng lo ngại?