“Nước đẹp” trong ao nuôi tôm là môi trường nước không quá trong cũng không quá đục, không có màu quá xanh hoặc vàng. Nên duy trì độ trong của nước nuôi tôm vừa phải, đó là “màu nước trà” mà bà con nuôi tôm thường nhắc đến. Khi nước trở nên trong dần, tôm sẽ gặp trở ngại trong quá trình sống và phát triển. Do đó, xử lý ao tôm nước trong là yêu cầu cần thiết để đảm bảo môi trường phù hợp cho tôm.
Nước quá trong ảnh hưởng như thế nào đến tôm nuôi?
Độ trong của nước nuôi tôm là một trong những chỉ tiêu môi trường mà người nuôi phải nắm bắt và xử lý tốt. Mắt và cơ thể tôm đặc biệt yêu thích màu nâu vàng (màu trà), tập tính của tôm không thích sống tại những nơi nước quá trong hay quá đục.
Khi ao nuôi tôm có nước trong đến trong vắt có thể nhìn xuống tầng giữa/đáy là nước không phù hợp với tôm. Độ trong phù hợp cho nước nuôi tôm là từ 30 – 35 cm (kiểm tra bằng cách khi cho cánh tay xuống ao nước ngập đến khuỷu tay và không nhìn thấy bàn tay là được). Khi nước quá trong sẽ có một số ảnh hưởng lên tôm như:
- Ánh sáng mặt trời sẽ chiếu thẳng xuống ao, tác động trực tiếp lên tôm mà không có lớp màng nào che chắn. Tôm sợ ánh sáng thường sẽ bị stress, có xu hướng bơi xuống đáy để ẩn nấp. Tầng đáy ao nuôi chứa nhiều bùn bã hữu cơ và vi khuẩn, khi tôm ăn phải sẽ dễ mắc bệnh đường ruột.
- Khi nước nuôi tôm quá trong chứng tỏ do nước nghèo dinh dưỡng, thiếu sinh vật phù du, điều này làm hạn chế chuỗi thức ăn của tôm, nhất là giai đoạn cần tảo khuê lúc đầu vụ nuôi.
- Đối với các ao ương giống nếu nước có độ trong cao sẽ làm giảm tỷ lệ sống của tôm giống khi ương một cách đáng kể do thiếu hụt lượng thức ăn tự nhiên.
Cách xử lý ao tôm nước trong
Màu nước nâu vàng đạt chuẩn là nước được hình thành từ những nguồn gây màu bền vững như tảo khuê (còn gọi là tảo Silic, tảo cát). Tảo khuê có màu vàng nhạt làm cho nước ao không quá trong, tôm dễ bắt mồi, đồng thời giảm lượng ánh sáng chiếu xuống tầng đáy ao, tảo độc khó phát triển.
Việc xử lý ao tôm nước trong nên được thực hiện trong cả 2 giai đoạn là: Giai đoạn đầu thả tôm giống và trong suốt thời gian nuôi tôm thương phẩm.
– Xử lý ao tôm nước trong ở giai đoạn đầu thả giống (0-30 ngày):
Trong giai đoạn đầu thả nuôi cần gây màu nước đạt tiêu chuẩn. Liều lượng và cách sử dụng men vi sinh để gây màu nước từ đầu vụ đối với ao 1000m3 là:
- Dùng 100ml men vi sinh Microbe-Lift Aqua C cho 1 lần đánh, thực hiện 3 ngày/lần.
- Thời gian đánh men vi sinh là vào buổi sáng, từ 6-10 giờ.
- Xem thêm: Cách gây màu nước ao tôm đúng chuẩn để tôm nuôi đạt chất lượng >>>
– Xử lý ao tôm nước trong ở giai đoạn nuôi thương phẩm:
Trong giai đoạn nuôi tôm thương phẩm, để xử lý ao tôm nước trong, bà con cũng sử dụng men vi sinh Aqua C nhưng tăng liều lượng lên như sau:
- Giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi: Dùng 150ml men vi sinh Microbe-Lift Aqua C cho 1 lần đánh.
- Giai đoạn tôm > 60 ngày tuổi: Dùng 200ml men vi sinh Microbe-Lift Aqua C cho 1 lần đánh.
** Thông tin về men vi sinh Microbe-Lift Aqua C:
Microbe-Lift Aqua C là dòng men vi sinh sử dụng cho ao nuôi tôm được sản xuất bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories), có công dụng xử lý và làm sạch nước nuôi tôm thông qua việc sử dụng các chủng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa, tảo tàn…
13 chủng vi sinh vật có trong men vi sinh Aqua C và công dụng của chúng được thể hiện qua bảng dưới đây:
STT | Chủng vi sinh vật | Công dụng |
1 | Bacilus amyloliquefaciens | Loại bỏ Ammonia Nitrogen, làm suy thoái Amin và Protein. |
2 | Bacillus licheniformis | Loại bỏ Ammonia Nitrogen, giảm Protein. |
3 | Bacillus subtilis | Loại bỏ Ammonia Nitrogen; làm suy thoái Hydrocarbon, Amin; giảm Protein. |
4 | Clostridium butyricum | Ức chế vi khuẩn E.Coli, giảm hàm lượng lớn chất hữu cơ phức tạp. |
5 | Methanomethylovorans hollandica | Giảm lưu huỳnh, kiểm soát mùi. |
6 | Pseudomonas citronellolis | Loại bỏ Amonia, Photpho; giảm các chất hữu cơ phức tạp. |
7 | Wolinella succinogenes | Giảm lưu huỳnh, mùi hôi và loại bỏ các chất hữu cơ. |
8 | Clostridium sartagoforme | Loại bỏ Nitơ, giảm các chất hữu cơ phức tạp. |
9 | Desulfovibrio vulgaris | Giảm lưu huỳnh, loại bỏ kim loại nặng. |
10 | Desulfovibrio aminophilus | Giảm Sulfat, Amino axit. |
11 | Geobacter lovleyi | Giảm Benzene-, toluene, xylene và loại bỏ kim loại nặng. |
12 | Methanosarcina bakeri | Giảm Nitrat, cố định đạm và kiểm soát mùi. |
13 | Rhodopseudomonas palustris | Giảm Photpho, kiểm soát mùi và giảm hợp chất Hydrocarbon. |
– Xử lý khi có các yếu tố phát sinh làm ao tôm nước trong:
Trong quá trình nuôi tôm, nếu gặp phải các yếu tố ảnh hưởng làm độ trong/đục không đảm bảo (mưa nhiều làm nhiễm phèn, phân tầng nước…) thì dùng các biện pháp phù hợp để xử lý ao tôm nước trong như sau:
- Trong khi mưa rải vôi bờ ao tránh ao nuôi bị nhiễm phèn. Sau mưa bổ sung men vi sinh Microbe-Lift Aqua C chứa chủng vi sinh khử phèn, khử kim loại nặng.
- Xả bớt nước mặt trong ao, sục khí liên tục, bật quạt nước và duy trì DO > 4mg/l tất cả các thời điểm trong ngày. Khi xả nước cần phải lưu ý để tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tránh tràn bờ, vỡ cống (do lượng nước sau mưa bão là rất lớn).
Xử lý ao tôm nước trong là xử lý các vấn đề bất lợi của nước ao để tôm có môi trường phát triển tốt nhất! Nếu bà con gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình xử lý ao tôm nước trong hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Kiểm soát tác động của nước mưa đến tôm như thế nào?