Xử lý mỡ cá tra từ nhà máy sản xuất, chế biến cá tra

Mỡ cá phát sinh từ quá trình sản xuất chế biến cá tra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống xử lý nước thải, điển hình là gây tắc nghẽn đường ống, mùi hôi khó chịu và bùn trương nở. Giải pháp nào để xử lý mỡ cá tra từ nhà máy sản xuất, chế biến cá tra hiệu quả?

Xử lý mỡ cá tra từ nhà máy sản xuất, chế biến cá tra

Mỡ cá tra gây khó khăn khi xử lý nước thải

Cá tra là loài cá nước ngọt phổ biến ở nước ta, có giá trị kinh tế cao và đang được định hướng phát triển thành một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính, đóng góp phát triển kinh tế xã hội.

Tuy vậy, trong quá trình chế biến cá tra, ngoài một lượng lớn nước thải chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, máu,… thì một thành phần lớn khác đó là mỡ cá. Mỡ cá chiếm một tỷ trọng khá lớn trong thành phần của cá tra, vậy nên khi chế biến cá tra thành phẩm, lượng mỡ này nếu không xử lý tốt thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như hệ thống xử lý nước thải vốn đã phải xử lý ô nhiễm rất lớn từ các thành phần khác.

Quá trình chế biến cá tra làm phát sinh nhiều mỡ cá.

Hình 1. Quá trình chế biến cá tra làm phát sinh nhiều mỡ cá.

Đầu tiên, lượng mỡ hòa tan sẽ đi theo hệ thống đường ống dẫn nước thải đi ra hệ thống xử lý nước thải. Trong quá trình này, mỡ cá sẽ tích tụ dần trên thành ống, về lâu dài sẽ gây ra nghẹt ống do mỡ tích tụ quá dày.

Tiếp theo, tại bể tách mỡ, lượng mỡ thu gom lại sẽ phải tốn chi phí nhân công vệ sinh, ngoài ra, một lượng mỡ tích tụ lâu ngày sẽ phân hủy tạo mùi hôi khó chịu cho môi trường xung quanh.

Mỡ hòa tan hoặc mỡ li ti nếu đi qua được bể tách mỡ và lưới chắn rác sẽ đi vào hệ thống xử lý nước thải. Tại các bể xử lý, nếu hàm lượng dầu mỡ cao sẽ gây tình trạng bùn vi sinh sẽ bám dính vào dầu mỡ và trương nổi lên bề mặt. Điều này làm giảm hiệu suất xử lý ô nhiễm của hệ thống, bên cạnh đó nếu để tình trạng lâu dài và nặng hơn thì bùn vi sinh trong các bể xử lý sẽ bị mất đi do hiện tượng trương nở nêu trên.

Mỡ từ quá trình sản xuất cá tra tại bể tách mỡ.

Hình 2. Mỡ từ quá trình sản xuất cá tra tại bể tách mỡ.

Giải pháp xử lý mỡ cá tra từ nhà máy sản xuất, chế biến cá tra

Khác với việc xử lý các thành phần ô nhiễm khác trong nước thải như COD, BOD hay Nitơ, quá trình xử lý mỡ cá tra sẽ bắt đầu từ quá trình thu gom, cụ thể theo sơ đồ sau:

quá trình xử lý mỡ cá tra

Theo đó, mỡ cá tra sẽ lẫn với nước thải sản xuất trong quá trình chế biến cá từ xưởng sẽ đi qua bể tách mỡ. Tại đây, một lượng lớn mỡ sẽ được giữ lại và loại bỏ. Tuy vậy, hiệu suất xử lý mỡ cá tra ở bể tách mỡ không hoàn toàn tuyệt đối nên vẫn còn một lượng mỡ cá nhất định đi vào bể thu gom và qua hệ thống xử lý nước thải.

Qua quá trình trên, ta có thể thấy được nếu bể tách mỡ không có hiệu suất xử lý mỡ cá tra cao hoặc quá tải thì mỡ sẽ trôi qua và đi vào hệ thống xử lý nước thải với một lượng lớn, gây nguy cơ tiềm tàng các sự cố có thể xảy ra như đã nêu trên.

Vậy nên, ngoài việc phải thường xuyên kiểm tra, thu gom và vệ sinh bể tách mỡ thì việc nâng hiệu suất của bể tách mỡ cũng như giảm thiểu khả năng tắc nghẽn đường ống do mỡ bám dính là phương án đang được các nhà máy, quản lý hệ thống sản xuất chế biến cá tra ưu tiên hiện nay.

Men vi sinh chuyên xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT hiện đang là một trong những giải pháp hàng đầu trong việc ứng dụng vi sinh xử lý dầu mỡ vào thực tế tại các nhà máy chế biến thủy sản nói chung và chế biến cá tra nói riêng.

Xử lý mỡ cá tra bằng men vi sinh Microbe-Lift DGTT.

Hình 3. Xử lý mỡ cá tra bằng men vi sinh Microbe-Lift DGTT.

Với các đặc điểm nổi bật như hoàn toàn an toàn đối với con người và môi trường, dạng lỏng cực kỳ dễ sử dụng (dễ dàng sử dụng ở các vị trí mà con người khó tác động đến như đường ống ngầm, các góc cạnh,…) và đặc biệt là hệ vi sinh vật được phân lập, chọn lọc riêng biệt mang tới một hiệu suất xử lý mạnh mẽ trong thực tế, dùng men vi sinh Microbe-Lift DGTT để xử lý mỡ cá tra ở đầu đường ống thu gom sẽ cho chúng ta 3 hiệu quả rõ rệt:

  • Thứ nhất, mùi hôi sẽ giảm rõ rệt.
  • Thứ hai, đường ống thu gom sẽ được lưu thông mà không còn hiện tượng bị tắt nghẽn do mỡ bám.
  • Thứ ba, lượng mỡ cá sẽ được xử lý đáng kể tại bể tách mỡ, giúp hiệu suất bể tách mỡ tăng lên một cách rõ rệt.

Với hiệu quả nổi bật, cách sử dụng dễ dàng và an toàn tuyệt đối với con người và môi trường, men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT đang là một giải pháp nổi bật trong vấn đề xử lý dầu mỡ trong các nhà máy chế biến cá tra hiện nay. Liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án xử lý mỡ cá tra cũng như gia tăng hiệu suất xử lý sinh học cho toàn hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất chế biến cá tra ngay hôm nay.

>>> Xem thêm: Dự án xử lý nước thải chế biến cá tra 100m3/ngày đêm