Xử lý nước thải chăn nuôi heo đang là vấn đề cần thiết và vô cùng cấp bách ở các trang trại chăn nuôi đặc biệt là những trại heo công nghiệp với quy mô lớn, nước thải chăn nuôi thường có tính chất ô nhiễm nặng và gây mùi khó chịu gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mô hình chăn nuôi heo công nghiệp phát sinh nhiều nước thải với hàm lượng ô nhiễm cao
Nguồn phát sinh chất thải từ các cơ sở chăn nuôi gia súc bao gồm:
- Chất thải rắn: Phân, chất độn, lông, thức ăn dư thừa, chất hữu cơ,…
- Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa vệ sinh chuồng, tắm rửa, vệ sinh lò mổ, dụng cụ trang thiết bị…
- Chất thải khí: CO2, N2O, NH3,CH4,…
Hình 1. Hệ thống nước thải chăn nuôi heo công nghiệp.
Cụ thể với mô hình chăn nuôi heo công nghiệp, phát sinh 2 nguồn chất thải chính là:
– Chất thải rắn:
Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi bao gồm phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn dư thừa, xác heo chết hằng ngày. Tỷ lệ chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loại heo và cách vệ sinh chuồng trại.
Trong chất thải rắn chứa: nước 56 – 83%, chất hữu cơ 1 – 26%, Nitơ 0.32 – 1.6%, Photpho 0.25 – 1.4%, Kali 0.15 – 0.95% và nhiều loại vi khuẩn, virut, trứng giun sán gây bệnh khác.
– Nước thải:
Nước thải phát sinh từ trang trại chăn nuôi do vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm rửa hằng ngày, nước tiểu,…
Thành phần nước thải từ các trang trại chăn nuôi chủ yếu gồm:
- Chất hữu cơ: 70 – 80% gồm cellulose, protein,axit amin, chất bé, hidrocarbon… hầu hết các chất hữu cơ đều dễ phân hủy.
- Vi sinh vật gây bệnh: nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virut và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh như:
+ Giun sán.
+ Vi khuẩn Sallmonella.
+ Vi khuẩn E.coli. - Chất vô cơ: chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO4…
Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng trong nước thải chăn nuôi 300 – 1000 mg/l, Photpho từ 39 – 94 mg/l, kim loại nặng (Zn, Cu, Ag, Cd,…) Ngoài ra, còn chứa CH4 và N2O đây là 2 khí rất nguy hiểm, nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Thành phần nước thải chăn nuôi heo biến động rất lơn phụ thuộc vào quy mô, phương pháp vệ sinh chuồng, kiểu chuồng trại và chất lượng nước vệ sinh chuồng trại… Trong nước thải, nước chiếm 75 – 95%, phần còn lại là các chất hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi heo
Thông thường đối với nước thải chăn nuôi heo sẽ áp dụng QCVN 62-MT:2016/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hình 2. QCVN 62-MT:2016/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI.
Trong đó:
- Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. (QCVN 62-MT:2016/BTNMT).
- Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. (QCVN 62-MT:2016/BTNMT).
Cách xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp hiệu quả
Với những trang trại chăn nuôi heo công nghiệp, lượng phân thải ra hằng ngày khoảng vài chục đến hàng trăm kg, thường quá trình xử lý phân và nước thải sẽ tách riêng. Nước thải chăn nuôi được xử lý thông qua hầm Biogas và phân được thu gom và xử lý riêng bằng quá trình làm phân Compost. Cặn lắng từ khâu xử lý nước thải được thu gom xử lý chung với phân và nước rỉ trong quá trình ủ phân có thể đưa ngược trở lại hệ thống xử lý nước thải.
Có thể áp dụng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp theo quy trình sau:
Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp điển hình.
Hình 4. Hình ảnh bản vẽ sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp đang được trang trại áp dụng.
Lưu ý cần biết để tăng hiệu suất xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp bằng hầm Biogas:
- Sau khi xây dựng hầm Biogas cần thử kín nước và kín khí trước khi đưa vào sử dụng trực tiếp.
- Cung cấp đủ nguồn nguyên liệu vào hầm.
- Có nguồn nước rửa chuồng trại đáp ứng thường xuyên cho quá trình vận hành.
- Không đưa vào hầm các loại hóa chất như xà phòng, thuốc trừ sâu,..
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu pH, COD, nhiệt độ đầu vào và đầu ra của hầm.
Ngoài những lưu ý trên, để tăng hiệu suất xử lý đồng thời tăng sinh khí cho hầm Biogas thì các nhà vận hành thường sử dụng một số men vi sinh chuyên dụng để xử lý hầm Biogas.
Một trong những vi sinh được ưu chuộng nhất hiện nay là Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS. Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí dạng lỏng có hoạt tính mạnh như:
- Clostridium butyricum.
- Clostridium sartagoforme.
- Desulfovibrio vulgaris.
- Desulfovibrio aminophilus.
- Geobacter lovleyi.
- Methanomethylovorans hollandica.
- Methanosarcina bakeri.
- ..v..v..
Giúp tăng sinh khí Biogas, giảm khí H2S, giảm các thông số ô nhiễm BOD, COD, TSS,… đồng thời, ổn định hiệu suất hoạt động của hầm Biogas.
Hình 5. Hầm Biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp.
Hình 6. Hồ lắng sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp.
Biogency đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành môi trường, đặc biệt là tư vấn và cung cấp giải pháp xử lý sinh học hiệu quả trong lĩnh vực xử lý nước thải các ngành nói chung và xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp nói riêng. Nếu bạn cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp có thể liên hệ ngay đến Biogency qua số HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm: Phương án Khử mùi hôi trại chăn nuôi heo 9000 con bằng vi sinh Microbe-Lift