Xử lý nước thải dệt nhuộm, đâu là khó khăn cần giải quyết?

Nước thải dệt nhuộm có đặc trưng là chứa thành phần ô nhiễm đa dạng và hàm lượng ô nhiễm cao, do đó quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm cũng khá phức tạp và gây nhiều khó khăn cho kỹ sư vận hành.

Xử lý nước thải dệt nhuộm, đâu là khó khăn cần giải quyết?

Thành phần ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm

Dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp truyền thống lâu đời của Việt Nam. Đây là ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, ngành dệt nhuộm cũng là ngành gây tác hại nặng nề đến ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đã phát thải ra môi trường lượng nước thải, khí thải ô nhiễm nặng. Đặc biệt là trong nước thải dệt nhuộm có chứa nhiều độc tố như hóa chất dệt nhuộm, chất tạo môi trường, chất oxy hóa, chất hoạt động bề mặt, acid, bazơ,…

Thông tin chi tiết về thành phần của nước thải dệt nhuộm được thể hiện qua bảng dưới đây:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải dòng đậm đặc Nước thải dòng nhạt
1 Nhiệt độ °C 45 – 80 45 – 60
2 pH 6 – 10 6 – 9
3 Độ màu, tại pH = 7 Pt-Co 2.000 700
4 BOD5 (20°C) mg/L 500 400
5 COD mg/L 3.000 1.500
6 Chất rắn lơ lửng mg/L 450 500
7 Amoni (tính theo N) mg/L 50 30
8 Tổng Nitơ mg/L 70 40
9 Tổng phospho mg/L 6 6

Qua bảng trên có thể thấy rằng, nhìn chung nước thải dệt nhuộm có nồng độ chất hữu cơ cao, thành phần phức tạp và chứa nhiều hợp chất mạch vòng khó phân hủy sinh học, đồng thời các chất tạo môi trường trong quá trình nhuộm có thể làm ức chế vi sinh vật. Ngoài ra nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ rất cao, không phù hợp để đưa vào hệ thống sinh học. Cần phải có hệ thống tiền xử lý sơ bộ và hóa lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống sinh học.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải có tính chất ô nhiễm phức tạp, do đó nó cũng yêu cầu khá cao về quy trình xử lý. Dưới đây là một quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm điển hình đang được áp dụng tại nhiều nhà máy dệt nhuộm hiện nay:

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm.
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm.

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm:

Nước thải từ giai đoạn sản xuất được thải về Hố thu gom để chứa nước. Nước thải từ hố thu gom được bơm lên Tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ trong nước thải, nhiệt độ nước thải sau khi qua tháp giải nhiệt sẽ giảm về khoảng 35 – 40°C. Nước sau tháp giải nhiệt sẽ được chứa vào Bể điều hòa để ổn định lưu lượng.

Sau khi được ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm tại bể điều hòa, nước thải sẽ được bơm qua Cụm hóa lý 1, tại đây hóa chất điều chỉnh pH, hóa chất keo tụ, hóa chất tạo bông được châm vào để diễn ra quá trình xử lý các cặn TSS, COD, BOD và độ màu. Đây được gọi là quá trình tiền xử lý sơ bộ để loại bỏ một số thành phần gây nhiễm độc cho vi sinh.

Tiếp đến, nước thải sẽ được bơm qua Cụm bể sinh học AAO (kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí) để xử lý hầu hết các chất hữu cơ có trong nước thải:

  • Bể kỵ khí: Xử lý hàm lượng COD/BOD nhờ cơ chế của quá trình kỵ khí diễn ra trong 4 giai đoạn: Thủy phân, Acid hóa, Axetat hóa, Metan hóa. Nước thải sau kỵ khí sẽ xử lý được 80 – 90% hàm lượng COD/BOD.
  • Bể thiếu khí/ hiếu khí: Là nơi diễn ra quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat nhằm loại bỏ hoàn toàn hàm lượng tổng Nitơ, Amoni. Ngoài ra tại bể hiếu khí hàm lượng COD/BOD sẽ được xử lý triệt để.
Cụm bể thiếu khí, hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.
Cụm bể thiếu khí, hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.

Sau quá trình sinh học để loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ. Tuy nhiên nước thải vẫn còn tồn tại độ màu khá cao, chưa đạt quy chuẩn xả thải. Vì vậy nước thải sau sinh học sẽ được dẫn qua Cụm hóa lý 2. Tại đây hóa chất điều chỉnh pH, phá màu, keo tụ, tạo bông sẽ được châm vào nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn độ màu. Xem thêm: 4 phương pháp xử lý độ màu trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm >>>

Cuối cùng nước thải sẽ dẫn qua Bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật bằng hóa chất Chlorine, hoặc Javel. Nước đầu ra sẽ đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Bảng thông số đầu ra của QCVN 40:2011/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 Nhiệt độ °C 40 40
2 Màu Pt/Co 50 150
3 pH 6 đến 9 5,5 đến 9
4 BOD5 (20°C) mg/l 30 50
5 COD mg/l 75 150
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
7 Asen mg/l 0,05 0,1
8 Thủy ngân mg/l 0,005 0,01
9 Chì mg/l 0,1 0,5
10 Cadimi mg/l 0,05 0,1
11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
12 Crom (III) mg/l 0,2 1
13 Đồng mg/l 2 2
14 Kẽm mg/l 3 3
15 Niken mg/l 0,2 0,5
16 Mangan mg/l 0,5 1
17 Sắt mg/l 1 5
18 Tổng Xianua mg/l 0,07 0,1
19 Tổng Phenol mg/l 0,1 0,5
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5 10
21 Sunfua mg/l 0,2 0,5
22 Florua mg/l 5 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
24 Tổng Nitơ mg/l 20 40
25 Tổng Photpho (tính theo P ) mg/l 4 6
26 Clorua
(không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ)
mg/l 500 1000
27 Clo dư mg/l 1 2
28 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0,05 0,1
29 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật Photpho hữu cơ mg/l 0,3 1
30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01
31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0

Một số khó khăn và cách giải quyết khi xử lý nước thải dệt nhuộm

Quy trình xử lý phức tạp đã mang đến nhiều sự cố trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm. Dưới đây là một số sự cố thường gặp phải ở nhiều hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm có quy mô sản xuất lớn cũng như cách khắc phục được các kỹ sư môi trường của Biogency tư vấn cho khách hàng:

Sự cố khi xử lý nước thải dệt nhuộm Cách khắc phục
Vi sinh bị sốc tải do nhiệt độ cao – Kiểm tra hoạt động của tháp giải nhiệt.
– Bảo trì tháp giải nhiệt thường xuyên.
Nước đầu ra độ màu cao – Canh chỉnh hóa chất điều chỉnh pH, keo tụ, tạo bông đúng liều lượng.
– Làm thí nghiệm Jartest.
Bể kỵ khí bị tràn bùn và Bể hiếu khí bị sốc tải – Kiểm tra hiệu suất xử lý COD/BOD của bể kỵ khí.
– Bổ sung thêm dinh dưỡng, men vi sinh để vi sinh có thể hoạt động tốt nhất, giảm bị sốc tải.
Bể hiếu khí giảm hiệu suất xử lý COD/BOD – Bổ sung thêm dinh dưỡng.
– Duy trì mật độ vi sinh MLSS = 3000 – 4500 mg/l.

Đối với các sự cố trên, về vấn đề vi sinh bị sốc tải và giảm hiệu suất tải khi xử lý nước thải dệt nhuộm, Biogency có 2 dòng sản phẩm phù hợp để khắc phục tình trạng này đó là Microbe-Lift BIOGASMicrobe-Lift IND.

Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift IND dùng trong khắc phục sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift IND dùng trong khắc phục sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.

Sở dĩ 2 dòng men vi sinh Microbe-Lift trên được lựa chọn để khắc phục sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bởi vì chúng chứa mật độ vi sinh vật có khả năng xử lý BOD/COD lớn, hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần so với các vi sinh vật thông thường. Đồng thời, sản phẩm được sản xuất ở dạng lỏng nên có thể sử dụng ngay vào hệ thống, từ đó giảm thiểu được thời gian ngâm ủ/kích hoạt.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc vận hành hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm và muốn khắc phục tình trạng sốc tải, giảm hiệu Suất xử lý bể kỵ khí, hiếu khí hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Nhà máy Dệt Trần Hiệp Thành (4.000 m3/ ngày đêm)