Xử lý nước thải ngành sản xuất giấy

Nước thải của quá trình sản xuất giấy thường bị vượt các chỉ tiêu TSS và BOD/COD. Việc áp dụng phương pháp nào để xử lý nước thải ngành sản xuất giấy cần dựa trên việc tính toán công nghệ, thành phần, đặc tính nước thải…Trong đó, sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải ngành sản xuất giấy luôn được ưu tiên lựa chọn. Vì sao lại như vậy?

Xử lý nước thải ngành sản xuất giấy

Tính chất nước thải ngành sản xuất giấy

Từ lâu, ngành công nghiệp giấy và bột giấy đã được coi là ngành tiêu thụ lớn tài nguyên thiên nhiên (gỗ và nước) và là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Với nước được sử dụng trong hầu hết các bước của quy trình sản xuất, các nhà máy sản xuất giấy tạo ra một lượng lớn nước thải và bùn dư, gây ra một số vấn đề liên quan đến xử lý nước thải, xả thải và xử lý bùn thải.

Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi các công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất giấy hiện đại mang đến những giải pháp hiệu quả trong quản lý nước thải và chất thải rắn.

Xử lý nước thải ngành sản xuất giấy
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy (P&P) là một trong những ngành sử dụng nhiều nước nhất trong nền kinh tế công nghiệp Hoa Kỳ, yêu cầu trung bình 54 m3 nước cho mỗi tấn thành phẩm.

Bột giấy Cellulose là nguyên liệu chính trong sản xuất các loại giấy và bìa. Nó cũng được sử dụng làm vật liệu thấm hút trong tã và các sản phẩm vệ sinh khác. Có tới 85% tổng lượng nước thải đầu ra được tạo ra trong công đoạn tẩy trắng. Do đó, nước thải ở công đoạn này chứa nhiều Clo hữu cơ, ảnh hưởng đến quá trình sinh học của vi sinh vật.

Xử lý nước thải ngành sản xuất giấy
Bể tuyển nổi (DAF) thường được dùng để loại bỏ TSS của nước thải ngành sản xuất giấy.

Nước thải của cả quá trình sản xuất giấy thường bị vượt các chỉ tiêu TSS và BOD/ COD. Do sự khác biệt giữa cả công nghệ sản xuất và thành phần hóa học của hóa chất tẩy trắng, cần phải nghiên cứu để dự đoán và hiểu được tác động môi trường liên quan, từ đó phát triển phương pháp xử lý phù hợp nhất nhằm giảm tải lượng nước thải và độc tính.

Phương pháp xử lý nước thải ngành sản xuất giấy

Xử lý nước thải ngành sản xuất giấy điển hình bao gồm:

  • Xử lý sơ cấp (trung hòa, sàng lọc hoặc lắng) chủ yếu để loại bỏ chất rắn lơ lửng (TSS).
  • Xử lý thứ cấp (tuyển nổi, kỵ khí, hiếu khí).

Quá trình hiếu khí có thể sử dụng kết hợp nhiều công nghệ hiện đại như: MBBR, MBR và công nghệ bùn hoạt tính truyền thống. Trong bể hiếu khí, nước thải được xử lý thông qua sự kết hợp của các quá trình vật lý, sinh học và hóa học. Bể hiếu khí sử dụng thiết bị sục khí để cung cấp oxy hòa tan (DO) vào nước thải và tăng cường hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. MLSS thông thường từ 2.000 – 6.000 mg/l. Thời gian lưu từ 04 – 08 tiếng. Tuổi bùn 5 – 15 ngày. Nhiệt độ trung bình từ 35 – 37 độ C.

Xử lý nước thải ngành sản xuất giấy
Vi sinh xử lý nước thải ngành sản xuất giấy Microbe-Lift IND.

Ưu điểm của công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí là đạt hiệu quả loại bỏ BOD, COD, TSS cao, quá trình xử lý được kiểm soát tốt, vi sinh vật thích nghi nhanh với nguồn nước thải tiếp nhận. Khuyết điểm chính là chi phí xây dựng và vận hành cao (đặc biệt là chi phí điện của hệ thống sục khí), cần phải bổ sung chất dinh dưỡng và men vi sinh để quá trình xử lý diễn ra tối ưu.

Hiệu quả đạt được

Hiệu quả loại bỏ đạt được thay đổi tùy theo thời gian lưu của nước thải và cũng như điều kiện hoạt động của các thiết bị và quá trình vận hành hệ thống ngoài thực tế. Các số liệu thông thường là:

  • 85 – 98% loại bỏ BOD5.
  • 60 – 85% đối với loại bỏ COD.

Đối với công nghệ AAO:

  • 40 – 65% giảm BOD/COD.
  • 40 – 85% đối với Phốt pho.
  • 20 – 50% đối với Nitơ.

Hiệu quả tổng thể của việc loại bỏ TSS bằng cách xử lý sơ cấp và thứ cấp là khoảng 85 – 90%.

Tùy vào đặc tính nước thải và công nghệ hiện có mà phương án áp dụng để xử lý nước thải ngành sản xuất giấy ở mỗi nhà máy là khác nhau. Liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn phương án chi tiết nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải sản xuất giấy & Bao bì giấy bằng phương pháp sinh học