Nước thải sản xuất bia là nước thải có tính ô nhiễm cao (COD dao động từ 2000 – 4000mg/l), lưu lượng nước thải phát sinh hằng ngày lớn,… Trong quá trình xử lý nước thải nhà máy bia có nhiều vấn đề cần quan tâm để đạt được hiệu suất xử lý cao nhất! Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhu cầu xử lý nước thải nhà máy bia hiện nay
Việt Nam là một nước có sản lượng tiêu thụ bia rượu hàng đầu thế giới, các thương hiệu bia lớn tại Việt Nam hiện nay như Heineken, Sabeco, Carlsberg,… đều có các hệ thống nhà máy sản xuất lớn trải dài khắp Việt Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhìn chung, ngoài yếu tố về phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của người dân, các nhà máy bia đều đầu tư, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo vấn đề môi trường cho xã hội.
Nước thải sản xuất bia là nước thải có tính ô nhiễm cao (COD dao động từ 2000 – 4000mg/l), lưu lượng nước thải phát sinh hằng ngày lớn,… là những đặc trưng cơ bản của nước thải ngành này. Mặc dù các hệ thống xử lý đều được đầu tư kỹ lưỡng, tuy nhiên trong quá trình vận hành vẫn có một vài yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ thống.
Những vấn đề cần quan tâm khi xử lý nước thải nhà máy bia
– Lưu lượng đầu vào không ổn định, pH và các thông số ô nhiễm biến động:
Trong thực tế, mỗi ngày sản xuất sẽ phát sinh lượng nước thải khác nhau. Bên cạnh đó, tính chất nước thải cũng mỗi ca sản xuất, vị trí sản xuất cũng sẽ khác nhau dẫn đến tính chất ô nhiễm trong nước thải sẽ có sự biến động lớn, điển hình như pH, COD hay Nitơ.
Đối với vấn đề này, các nhà máy buộc phải có một bể điều hòa – thu gom đủ lớn để trung hòa tính chất nước thải. Bể điều hòa lớn sẽ giúp ổn định lưu lượng xử lý cũng như tính chất nước thải sẽ ít thay đổi. Điều này sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.
– Mùi hôi tại bể thu gom:
Như đã nêu trên, nước thải sản xuất bia có tính chất ô nhiễm cao, điều này sẽ gây ra hiện tượng phân hủy yếm khí trong bể thu gom dẫn đến hiện tượng bốc mùi hôi khó chịu tại vị trí này.
Để xử lý vấn đề này, các nhà máy nên xử đầu tư các phương pháp xử lý mùi như dùng tháp khử mùi hoặc dùng các chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi như Microbe-Lift OC.
Với tập hợp các chủng vi sinh vật có khả năng kiểm soát, xử lý mùi hôi, an toàn với con người và động vật xung quanh. Microbe-Lift OC là một lựa chọn hàng đầu trong giải pháp xử lý mùi hôi bằng chế phẩm sinh học.
– Chỉ tiêu Nitơ tổng:
Nitơ là một chỉ tiêu khó xử lý trong hầu hết các loại hình nước thải và nước thải sản xuất bia cũng không ngoại lệ. Theo tìm hiểu trong thực tế, Nitơ trong nước thải sản xuất bia thường nằm dưới dạng Amonia Nitơ và Nitrate. Để xử lý tốt chỉ tiêu này, ngoài yếu tố công nghệ xử lý, các nhà quản lý cũng cần chú ý đến các yếu tố hưởng khác như nồng độ Nitơ đầu vào, chất lượng vi sinh vật trong bể xử lý, nồng độ pH,…
BIOGENCY đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu giúp xử lý chỉ tiêu Nitơ trong nước thải sản xuất bia. Trong đó, men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh chuyên biệt là Nitrosomonas và Nitrobacter giúp xử lý lên đến 99% chỉ tiêu Amonia trong nước thải. Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh khử Nitrate giúp chuyển hóa Nitrate về Nitơ tự do, giúp xử lý hoàn toàn chỉ tiêu Nitơ.
Nếu hệ thống xử lý của bạn đang gặp phải những vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ và tư vấn xử lý nhé!
>>> Xem thêm: Phương án xử lý nước thải nhà máy bia (công suất 500m3/ngày)