Sản lượng sản xuất mía đường ở nước ta ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người tiêu thụ trong cả nước. Tuy nhiên, kéo theo đó cũng dẫn đến lượng nước thải tăng cao. Xử lý nước thải sản xuất mía đường như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Nguồn phát sinh nước thải sản xuất mía đường
Tùy thuộc vào từng công nghệ sản xuất mía đường của mỗi nhà máy mà nguồn nước thải phát sinh sẽ khác nhau, điển hình như trong quá trình sản xuất, nước thải được phát sinh trong nhiều khâu và mức độ nhiễm bẩn của các loại nước thải này cũng khác nhau.
Ngành công nghiệp mía đường phát sinh nhiều nước thải.
Các nguồn phát sinh chủ yếu của các loại nước thải trong nhà máy mía đường chủ yếu từ các khâu sau:
- Nước thải phát sinh trong công đoạn băm, ép và hoà tan: Ở đây, nước dùng để ngâm và ép đường trong mía và làm mát ổ trục nên nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao do chứa lượng đường thất thoát và do làm mát ổ trục nên nước thải bị ô nhiễm dầu nhớt.
- Nước thải phát sinh trong công đoạn làm trong và làm sạch: Làm mát lò hơi và ngưng tụ sau khi cấp nhiệt cho các thiết bị gia nhiệt, cô đặc, nấu đường, làm nguội máy, làm nguội đường thường dùng với số lượng lớn.
- Nước thải phát sinh trong công đoạn kết tinh và hoàn tất: Nước thải do dùng làm lạnh các trang thiết bị. Rò rỉ mật.
- Nước thải do các nhu cầu khác: Nước thải từ các khu sinh hoạt của công nhân, phòng thí nghiệm và vệ sinh các trang thiết bị công nghiệp.
Theo tính toán lý thuyết cứ 100 kg mía nguyên liệu thì lượng nước thải là 775,5 kg (đối với công ty Bourbon Gia Lai).
Một công đoạn tạo ra thành phẩm của nhà máy sản xuất mía đường.
Đặc trưng của nước thải sản xuất mía đường
Nước thải từ quá trình sản xuất mía đường chứa nhiều hữu cơ là các hợp chất cacbon từ nguyên liệu như glucose, sacarozo và các hợp chất dễ phân hủy sinh học khác, lượng lớn N, P. Đặc điểm của nước thải loại này là hàm lượng BOD cao, và dao động nhiều.
Nước thải mía đường cũng chứa rất nhiều cặn lơ lửng từ quá trình rửa cây mía. Nếu trong điều kiện công nghệ lạc hậu, lượng chất rắn này có thể phát sinh rất nhiều.
Ngoài các chất đã nói trên, trong nước thải nhà máy đường còn thất thoát lượng đường khá lớn, gây thiệt hại đáng kể cho nhà máy.
Ngoài ra còn có các chất màu anion và cation (chất màu của các axit hữu cơ, muối kim loại tạo thành) do việc xả rửa liên tục các cột tẩy màu resin và các chất không đường dạng hữu cơ (các axit hữu cơ), dạng vô cơ (Na2O, SiO2,P2O5, Ca, Mg và K2O). Trong nước thải xả rửa các cột resin thường có nhiều ion H+, OH-. Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit.
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất mía đường.
Bảng 1: Một số thông số ô nhiễm nước thải mía đường và quy chuẩn xả thải.
STT | Thông số | Đơn Vị | Giá Trị | QCVN 40:2011/BTMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 7.5-8 | 6-9 | 5.5-9 |
2 | TSS | mg/l | 220-800 | 50 | 100 |
3 | BOD | mg/l | 1000-2000 | 30 | 50 |
4 | COD | mg/l | 1600-12000 | 75 | 150 |
5 | Độ Màu | Pt/Co | 130-1700 | 50 | 150 |
6 | Tổng Nito | mg/l | 20-40 | 20 | 40 |
7 | Tổng Photpho | mg/l | 6-70 | 4 | 6 |
Phương pháp xử lý nước thải sản xuất mía đường
Để việc xử lý nước thải mía đường đem lại hiệu quả xử lý tốt, không gây ảnh hưởng đến môi trường, các nhà vận hành hệ thống xử lý thường kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau. Cụ thể, có 3 phương pháp xử lý chính:
- Phương pháp cơ học (hay còn gọi là phương pháp vật lý): Sử dụng song chắn rác, lưới lọc rác, lắng cát, lọc cơ học, bể điều hòa, bể lắng bể lọc.
- Phương pháp hóa lý: Sử dụng quá trình keo tụ tạo bông, trung hòa, quá trình hấp thụ, trao đổi ion.
- Phương pháp sinh học: Dựa vào quá trình sinh trưởng của vi sinh vật để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Phương pháp thường được sử dụng là phương pháp hiếu khí và phương pháp kỵ khí.
Ở giai đoạn xử lý sinh học, châm thêm các chủng vi sinh có khả năng thúc đẩy xử lý chất ô nhiễm được nhiều nhà vận hành lựa chọn. Để xử lý nước thải sản xuất mía đường hiệu quả, men vi sinh Microbe-Lift IND được ưu tiên áp dụng, vì:
- Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh tích hợp nhiều chủng vi sinh hoạt động mạnh gấp 5 – 10 lần vi sinh thông thường giúp tăng hiệu suất xử lý nước thải.
- Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
- Kích hoạt nhanh, thích nghi tốt cả 3 môi trường hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi.
- Dễ dàng sử dụng, hiệu quả sau 2 – 4 tuần.
- Tiết kiệm chi phí vận hành và nhân công.
Xử lý nước thải sản xuất mía đường bằng phương pháp sinh học ngày càng được nhiều nhà vận hành áp dụng.
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất mía đường của bạn đang gặp vấn đề khó xử lý hoặc muốn tăng hiệu suất xử lý, hãy liên hệ ngay cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn hỗ trợ tốt hơn.
>>> Xem thêm: Nước thải sản xuất phân bón cần xử lý những chỉ tiêu nào?