Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà như thế nào cho hiệu quả?

Nước thải sinh hoạt của tòa nhà thường có những đặc trưng cơ bản của nước thải sinh hoạt là: Chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy như BOD, COD, TSS, có hàm lượng Amonia cao, mùi hôi khó chịu… Làm thể nào để xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà đạt hiệu quả cao?

Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà như thế nào cho hiệu quả?

Nguyên nhân phát sinh nước thải tòa nhà

Nước thải tòa nhà thường phát sinh chủ yếu từ hai nguồn chính:

  • Nước thải sinh hoạt của cư dân sống hoặc làm việc tại khu vực.
  • Nước thải từ các điểm vui chơi, giải trí như: Nhà hàng, quán bar, coffee, căn-tin, khu nấu nướng phục vụ đồ ăn nhanh…

Đặc điểm nước thải tòa nhà

Do nước thải tòa nhà phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt nên chúng thường có các đặc điểm đặc trưng của nước thải sinh hoạt như:

  • Chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy như: BOD, COD, TSS.
  • Hàm lượng Amonia cao.
  • Có chứa mùi hôi gây khó chịu.
Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà như thế nào cho hiệu quả?
Nước thải tòa nhà chứa các đặc trưng của nước thải sinh hoạt.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà

Do đặc điểm chứa nhiều BOD, COD, TSS, Amonia cao… nên công nghệ thường được lựa chọn để xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà là: Công nghệ AO (Anoxic, Oxic). Quá trình xử lý bằng công nghệ AO trải qua hai giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (Anoxic – Thiếu khí)

  • Quá trình xử lý thiếu khí với mục đích chủ yếu là xử lý Nitơ.
  • Sản phẩm của quá trình hiếu khí được tuần hoàn về bể Anoxic giúp chuyển hóa từ Nitrate về dạng Nitơ tự do.
  • Giảm nồng độ Nitơ chứa trong nước thải.

– Giai đoạn 2 (Oxic – Hiếu khí)

  • Quá trình này diễn ra ở bể sinh học hiếu khí.
  • Tại đây các vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ và vi khuẩn Nitrate hóa hoạt động mạnh mẽ.
  • Hàm lượng COD, BOD được giảm đến 80%, Amonia sẽ chuyển hóa thành Nitrate (sản phẩm phụ là Nitrite).
  • Nước thải cuối bể hiếu khí sẽ được tuần hoàn 2Q (tuần hoàn 200% lưu lượng đầu vào) về bể Anoxic để hoàn thành quá trình xử lý Nitơ.
Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà như thế nào cho hiệu quả?
Hai giai đoạn trong xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà bằng công nghệ AO.

Ứng dụng men vi sinh Microbe-Lift trong xử nước thải sinh hoạt tòa nhà

Hai dòng men vi sinh được ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà mà Biogency mang đến cho người dùng đến từ thương hiệu Microbe-Lift, sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) từ năm 1976 với nhiều ưu điểm vượt trội:

– Men vi sinh phân hủy chất hữu cơ Microbe-Lift IND:

  • Khởi động hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà nhanh chóng.
  • Phân hủy chất hữu cơ BOD, COD…
  • Khử Nitrat.
  • Duy trì hiệu suất ổn định của toàn hệ thống.
Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà như thế nào cho hiệu quả?
Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp khử Nitrat và phân hủy chất hữu cơ BOD, COD…

– Men vi sinh xử lý Amonia Microbe-Lift N1:

  • Khởi động quá trình Nitrate hóa trong bể hiếu khí.
  • Giảm nồng độ Amonia.
  • Khắc phục hiện tượng sốc tải do nồng độ Amonia đầu cao.
Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà như thế nào cho hiệu quả?
Men vi sinh Microbe-Lift N1 có khả năng chịu được tải lượng Amonia lên đến 1.500 mg/l

Vị trí sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà

– Sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift IND tại bể Anoxic – Bể thiếu khí (Giai đoạn 1)

  • Sản phẩm cung cấp chủng vi sinh vật cho quá trình khử Nitrate để hoàn thiện quá trình xử lý Nitơ đạt chuẩn.
  • Các vi khuẩn dị dưỡng khử Nitrate khỏe mạnh này đã được phân lập trong vi sinh MicrobeLift IND bao gồm: Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes.
  • Những vi khuẩn này có thể đạt được hiệu quả khử Nitrate nhanh hơn gấp 17 lần so với so với các vi khuẩn bản địa.

– Sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift N1 và IND tại bể Aerotank – Bể hiếu khí (Giai đoạn 2)

  • Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để phân hủy chất hữu cơ với điều kiện pH = 7.0 – 8.5; DO ≥ 2.0 mg/l, dinh dưỡng phù hợp.
  • Sử dụng Microbe-Lift N1 để thúc đẩy quá trình Nitrate hóa, chuyển hóa Amonia về dạng Nitrate (sản phẩm phụ là Nitrite). Ngoài các điều kiện về pH, DO thì cần kiểm tra độ kiềm để quá trình này được diễn ra tối ưu.

Để xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà đạt hiệu quả, bạn cần áp dụng công nghệ xử lý và bổ sung vi sinh phù hợp vào từng giai đoạn, từng bể xử lý. Điều này đòi hỏi tay nghề của kỹ thuật viên.

Với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà, Biogency sẽ hỗ trợ được bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án xử lý nước thải phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Giải quyết 4 khó khăn khi vận hành nước thải tòa nhà