Xử lý tổng Nitơ trang trại nuôi heo (300 m3/ngày)

Hệ thống xử lý nước thải của trang trại chăn nuôi heo tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có công suất thiết kế 300 m3/ngày, tuy nhiên chỉ vận hành được tối đa 180 m3/ngày. Yêu cầu của chủ đầu tư đặt ra là tăng công suất vận hành hệ thống xử lý nước thải lên 300 m3/ngày, đồng thời tăng hiệu suất xử lý Tổng Nitơ và COD của hệ thống xử lý nước thải.

Xử lý tổng Nitơ trang trại nuôi heo (300 m3/ngày)

Hiện trạng Hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo 300 m3/ngày

Hệ thống xử lý nước thải của trang trại chăn nuôi heo tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có công suất thiết kế 300 m3/ngày, tuy nhiên chỉ vận hành được tối đa 180 m3/ngày.

Tóm tắt sơ đồ công nghệ của hệ thống: Nước thải sau hầm Biogas được dẫn vào bể điều hòa, từ bể điều hòa chia tải ra 3 line: Anoxic – Aerotank – Lắng sinh học, mỗi line 1/3 tải lượng đầu vào. Nước thải sau lắng sinh học được dẫn vào hệ hóa lý, khử trùng và đầu ra xả thải theo quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/ BTNMT, cột B.

Xử lý tổng Nitơ tại trang trại chăn nuôi heo (công suất 300 m3/ngày)
Công nghệ xử lý nước thải của trang trại chăn nuôi heo 300 m3/ngày tại Bình Phước.

Kết quả phân tích mẫu nước thải khi chạy công suất Q = 180 m3/ngày:

STT Chỉ tiêu Giá trị trung bình của 3 line QCVN 62-MT:2016/ BTNMT, cột B
Đầu vào Đầu ra
1 COD 1473 328 300
2 Tổng Nitơ 379 101 150
Xử lý tổng Nitơ tại trang trại chăn nuôi heo (công suất 300 m3/ngày)
Trạm xử lý nước thải chăn nuôi công suất 300 m3/ngày.

Mục tiêu của chủ đầu tư trang trại chăn nuôi heo

  1. Tăng công suất vận hành hệ thống xử lý nước thải lên 300 m3/ngày.
  2. Tăng hiệu suất xử lý Tổng Nitơ và COD của hệ thống xử lý nước thải.

Phương án thực hiện của BIOGENCY để tăng hiệu suất xử lý Tổng Nitơ và COD

Bước 1: Bổ sung những chủng vi sinh vật chuyên cho chu trình chuyển hóa Nitơ

Nước thải chăn nuôi heo là một trong những loại nước thải có hàm lượng Nitơ đầu vào cao và khó xử lý nhất. Hàm lượng Tổng Nitơ và Amonia đầu vào hệ thống xử lý nước thải rất cao (nồng độ trung bình dao động từ 300 – 700 mg/l) trong khi hàm lượng COD đầu vào hệ thống dao động từ 600 – 1600 mg/l gây mất cân bằng tỷ lệ C/N.

Hiện nay, có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi không xử lý hiệu quả chỉ tiêu Tổng Nitơ hoặc hiệu suất xử lý không ổn định, lúc đạt lúc không. Nhìn về cảm quan, bề mặt các bể sinh học thường có nhiều bọt, vi sinh hay bị sốc tải, nước đầu ra có màu vàng, rêu tảo phát triển, …

Thành phần chứa Nitơ trong nước thải chăn nuôi tồn tại ở cả 4 dạng: N-hữu cơ, N-Amonia, N-Nitrit, N-Nitrat. Cả 4 dạng này đều phải chuyển hóa về dạng N-Nitrat, sau đó khử về dạng khí N2 tự do bay vào khí quyển, từ đó làm giảm chỉ tiêu Tổng Nitơ.

Xử lý tổng Nitơ tại trang trại chăn nuôi heo (công suất 300 m3/ngày)
04 dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải chăn nuôi.
  • Để chuyển hóa N-hữu cơ về dạng N-Amonia, tiến hành bổ sung các chủng vi sinh vật dị dưỡng như: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Clostridium sartagoforme,… có trong dòng men vi sinh Microbe-Lift SA.
  • Để chuyển hóa N-Amonia về dạng N-Nitrat, tiến hành bổ sung 02 chủng vi sinh vật tự dưỡng chuyên dùng cho quá trình Nitrat hóa là: Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. có trong dòng men vi sinh Microbe-Lift N1.
  • Để chuyển hóa N-Nitrat về dạng khí N2 tự do, tiến hành bổ sung các chủng vi sinh vật dị dưỡng như: Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes,… có trong dòng men vi sinh Microbe-Lift IND.
Xử lý tổng Nitơ trang trại nuôi heo (300 m3/ngày)
Men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý Tổng Nitơ và COD nước thải chăn nuôi heo.

Bảng liều lượng sử dụng:

Sản phẩm Tháng đầu tiên Duy trì từ tháng thứ 2
Microbe-Lift SA 9 gallons 3 gallons
Microbe-Lift N1 3 gallons 1 gallons
Microbe-Lift IND 9 gallons 3 gallons

Bước 2: Điều chỉnh pH, tăng độ kiềm Carbonate và cân bằng dinh dưỡng C/N tại bể Anoxic

  • Sử dụng Soda Ash Light (Na2CO3 99%) để nâng pH và tăng độ kiềm carbonate. Mục tiêu: duy trì pH ổn định ở mức 7.5 – 8.0 và độ kiềm carbonate ≥ 150 mgCaCO3/l tại bể Aerotank.
  • Khi nâng công suất vận hành lên 100 m3/d, bổ sung 65 lít Methanol 99%/ ngày, châm trực tiếp vào đầu các bể Anoxic để đảm bảo tỷ lệ C/N tối thiểu 4/1.

Kết quả đạt được:

Sau 06 tuần, khi nâng công suất vận hành từ 180 m3/ngày lên 300 m3/ngày, hiệu suất xử lý COD tăng 15%, hiệu suất xử lý Tổng Nitơ tăng 17% và ổn định cho đến hiện tại. Kết quả phân tích mẫu nước thải khi chạy công suất Q = 300 m3/ngày:

STT Chỉ tiêu Giá trị trung bình của 3 line QCVN 62-MT:2016/ BTNMT, cột B
Đầu vào Đầu ra
Trước khi dùng Microbe-Lift
Đầu ra
Sau khi dùng Microbe-Lift
1 COD 1473 328 113 300
2 Tổng Nitơ 379 101 36 150

 

Xử lý tổng Nitơ tại trang trại chăn nuôi heo (công suất 300 m3/ngày)
Biểu đồ theo dõi quá trình xử lý COD sau 06 tuần áp dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift.
Xử lý tổng Nitơ tại trang trại chăn nuôi heo (công suất 300 m3/ngày)
Biểu đồ theo dõi quá trình xử lý Tổng Nitơ sau 06 tuần áp dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift.

Ngoài yếu tố vận hành cần kiểm soát như: DO, pH, độ kiềm Carbonate, tỷ lệ C/N, … để xử lý Tổng Nitơ trong nước thải chăn nuôi cần bổ sung những chủng vi sinh vật chuyên biệt cho từng giai đoạn xử lý N-hữu cơ, N-Amonia, N-Nitrat có trong dòng men vi sinh Microbe-Lift. Như vậy, sẽ giúp các nhà thầu thi công môi trường cũng như chủ đầu tư rút ngắn thời gian vận hành bàn giao, tiết kiệm chi phí. Liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để tìm hiểu chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: Giải quyết khó khăn trong xử lý nước thải chăn nuôi heo