Trong quá trình nuôi tôm, nếu phát hiện tôm chết trong nhá thì bà con cần đặc biệt chú ý xác định chính xác nguyên nhân tôm chết trước khi áp dụng các biện pháp xử lý. Đây là cách hiệu quả giúp bà con khắc phục tốt nhất và triệt để.
Xác định nguyên nhân tôm chết trong nhá càng sớm càng tốt
Tôm chết trong nhá không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng tôm chết trong nhá với số lượng nhiều hoặc chết rải rác với tần suất liên tục thì bà con cần đặc biệt chú ý.
Nguyên nhân tôm chết trong nhá có 3 khả năng cao là: Tôm bị thiếu oxy (1), tôm bị ngộ độc (2) và tôm đang mắc bệnh (3). Để khắc phục tình trạng tôm chết trong nhá tốt nhất và triệt để nhất, bà con cần xác định được bản chất của hiện tượng:
– Tiến hành đo Oxy:
Bà con sử dụng dụng cụ, máy đo oxy trong ao. Nếu hàm lượng oxy ở mức đạt sẽ loại bỏ được nguyên nhân (1). Trường hợp không có dụng cụ đo oxy, bà con có thể đối chiếu là ao có bị sập tảo hay không. Tảo tàn là nguyên nhân là tôm thiếu oxy. Kiểm tra lại thời tiết vài ngày trước có âm u liên tục hay không (thời tiết âm u kéo dài, tảo không quang hợp được sẽ tàn).
Tiến hành cắt cử chạy quạt, nếu tôm hết nổi đầu là do tôm thiếu oxy. Hoặc khi tới cữ trưa, bà con tắt quạt cho tôm ăn, tôm không nổi đầu nghĩa là giấc sáng thiếu oxy.
– Tiến hành đo NO2:
Trường hợp 2 tôm bị ngộ độc NO2. Để xác định nguyên nhân, bà con cần tiến hành đo hàm lượng NO2 trong ao tôm. Nếu hàm lượng NO₂ trong ngưỡng cho phép, tôm bơi mà vỏ cứng thì loại bỏ nguyên nhân (2). Lúc này, khả năng cao tôm chết trong nhá do đang mắc bệnh nào đó.
– Kiểm tra sức khỏe, xác định bệnh tôm:
Có rất nhiều bệnh tôm có thể gặp phải. Do đó việc xác định bệnh chính xác sẽ khá khó khăn. Dưới đây là một số tình trạng tôm bị bệnh đi kèm dấu hiệu bà con có thể tham khảo để đối chiếu:
- Bệnh đốm trắng: Bệnh đốm trắng do virus gây ra thường xuất hiện vào mùa lạnh. Khi kiểm tra vỏ đầu có đốm trắng, trong đốm có tâm đen.
- Tôm bị hồng thân: Hay còn gọi là bệnh đỏ thân trên tôm do virus kết hợp vi khuẩn bội nhiễm. Biểu hiện là tôm có thân hồng, thịt trong, bơi nghiêng chìm dưới mặt nước, đầu lưng đuôi tôm tạo khoảng 45 độ so với mặt nước.
- Bệnh về mang: Kiểm tra mang thấy mang phồng, rộp hoặc bị vàng, đen.
- Bệnh hoại tử: Bệnh do virus, gây hoại tử đuôi, cơ đuôi bị cứng, trắng đục. Nặng hơn thì cơ đuôi có màu đỏ như tôm luộc.
- Bệnh gan tụy: Quan sát gan tôm thấy dấu hiệu bất thường như teo, có màu vàng nhạt đến trắng.
- Bệnh đường ruột: Quan sát đường ruột tôm có dấu hiệu bất thường như loãng, đứt khúc, đứt đoạn, thức ăn không có ở ruột, đường phân cong…
Trong đó, tôm bị bệnh về gan tụy và đường ruột khá phổ biến. Biểu hiện của 2 loại bệnh này khá giống nhau nên việc xác định cần dựa trên sự khác biệt của khối gan tụy mà con tôm đang có đường ruột yếu. Chưa kể khi tôm bị bệnh kép thì việc xác định sẽ càng khó khăn hơn.
Khi tôm bị bệnh về gan sẽ dễ bị virus tấn công do miễn dịch yếu. Nếu gặp thời tiết xấu như mưa kéo dài, trời âm u sẽ dẫn đến phát bệnh do virus hồng thân, đốm trắng…
Do đó, để biết chính xác nguyên nhân, cách tốt nhất bà con nên đem nước ao và tôm tới các phòng lab (phòng thí nghiệm) của công ty thủy sản để kiểm tra tình trạng tôm, xem ao có bị nhiễm khí độc, tồn tại các vi khuẩn, mầm bệnh… Từ đó xác định nguyên nhân chính để có biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa sớm.
Sử dụng men vi sinh cải thiện chất lượng ao, ổn định sức khỏe tôm
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến tôm chết trong nhá, tuy nhiên gần như trong mọi trường hợp, khi phát hiện tôm chết, dù chết rải rác hay chết hàng loạt, đồng nghĩa với việc ao tôm đang gặp vấn đề. Chẳng hạn như ao ô nhiễm, nhiễm khí độc… dễ khiến tôm nhiễm bệnh và chết dần.
Đó là lý do bên cạnh biện pháp khắc phục, bà con nên kết hợp sử dụng men vi sinh nhằm cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng của tôm cũng như xử lý môi trường ao tôm nếu gặp vấn đề.
Tùy thuộc vào vấn đề chính tôm đang gặp phải, bà con lựa chọn men vi sinh có chứa chủng vi sinh phù hợp. Chẳng hạn men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa nhóm vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter thường sử dụng để xử lý các khí độc trong ao tôm như NH3, NO₂, H₂S… khắc phục tình trạng tôm chết do nhiễm khí độc, thiếu oxy, nổi đầu…
Trong khi đó nhóm vi khuẩn Bacillus, Clostridium, Desulfovibrio, Methanomethy… trong men vi sinh AQUA C có vai trò phân hủy chất hữu cơ, làm sạch ao tôm, tạo hệ sinh thái ao cân bằng, ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm tỷ lệ tôm chết.
Hoặc để cân bằng vi khuẩn đường ruột, chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, tăng cường vi sinh giúp đường ruột tôm khỏe, không đứt quãng, ngừa bệnh về đường ruột, phân trắng… bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift DFM chứa 4 chủng Bacillus cần thiết cho hệ đường ruột tôm.
Ngoài ra, để sử dụng men vi sinh hiệu quả, bà con cần chú ý:
- Thời điểm đánh vi sinh dựa theo quy định của nhà sản xuất.
- Nên ưu tiên đánh khi thời tiết ổn định, không mưa.
- Khi đánh cần đo hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn, độ kiềm đảm bảo.
- Cách đánh: Hòa với nước sạch hoặc trộn vào thức ăn, sau đó tạt cho tôm ăn.
- Cần sử dụng liên tục theo thời gian quy định (thường là 3 ngày), sau đó duy trì đánh cách đều để đạt hiệu quả cao.
- Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng ao, thời điểm đánh.
- Không dùng kháng sinh, chất diệt khuẩn khi sử dụng men vi sinh.
- Với men vi sinh Microbe-Lift không cần ủ trước.
Bên cạnh các lợi ích trong điều trị, xử lý, việc bổ sung men vi sinh đều đặn sẽ giúp bà con duy trì được môi trường ao nuôi lý tưởng giúp tôm khỏe mạnh, ngăn ngừa các mầm bệnh, vi khuẩn tấn công. Do đó, có thể khẳng định việc bổ sung men vi sinh đóng vai trò quan trọng để tránh, giảm thiểu tình trạng tôm chết.
Kết luận lại, khi phát hiện tôm chết trong nhá, đầu tiên bà con cần bình tĩnh quan sát tôm, kiểm tra các chỉ số trong ao tôm. Đồng thời mang nước ao đi kiểm tra để biết chính xác nguyên nhân, từ đó có phương án xử lý phù hợp. Bà con tránh tự phán đoán, sử dụng các hóa chất độc hại dễ gây ra các hệ lụy xấu cho tôm và vụ nuôi. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, bà con có thể liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn