Yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nuôi tôm không thay nước

“Nuôi tôm không thay nước” đã và đang dần thay thế các quy trình nuôi tôm thay nước truyền thống không còn tối ưu, lý do chính là bởi các nguồn nước nuôi tôm tự nhiên hiện nay đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Thế nhưng, để áp dụng quy trình nuôi tôm không thay nước thành công, bà con cũng cần quan tâm và kiểm soát nhiều yếu tố môi trường khác nhau. Bài viết dưới đây BIOGENCY sẽ giúp bà con làm rõ các yếu tố này.

Yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nuôi tôm không thay nước

Quy trình nuôi tôm không thay nước là gì?

Nuôi tôm không thay nước là mô hình nuôi trong đó nước ao được giữ ổn định suốt quá trình nuôi (thường 70–120 ngày), không xả bỏ nước ra ngoài, cấp bù nước siphong bốc hơi hoặc thất thoát.

Mục tiêu của nuôi tôm không thay nước là kiểm soát hoàn toàn hệ sinh thái trong ao, giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh từ bên ngoài, giảm sử dụng nguồn nước ngầm, tối ưu quản lý các loại vi sinh có lợi và hạn chế lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình nuôi tôm không thay nước & cách tối ưu

– Chất thải hữu cơ (BOD):

Khi nuôi tôm theo mô hình không thay nước, các chất hữu cơ thường có xu hướng tích tụ nhiều hơn trong ao. Chất thải hữu cơ tích tụ là nguyên nhân làm tăng hàm lượng BOD, từ đó làm gia tăng số lượng vi khuẩn có hại phát triển, giảm oxy trong nước ao nuôi.

Cách tối ưu: Hạn chế dư thừa thức ăn, sử dụng men tiêu hóa, vi sinh phân hủy đáy ao, kết hợp enzyme, siphong tự động.

– Oxy hòa tan (DO):

Áp dụng quy trình nuôi tôm không thay nước dễ dẫn đến tình trạng oxy hòa tan trong ao nuôi tôm thấp, khiến hệ vi sinh vật bị yếu, tôm stress, tăng khí độc.

Cách tối ưu: Sục khí 24/24, bố trí quạt nước, đo DO sáng – chiều – khuya, đảm bảo DO > 5 mg/L.

– Kiểm soát độ pH và kiềm:

Biến động độ pH và kiềm là nguyên nhân gây stress tôm, ức chế vi sinh xử lý khí độc.

Cách tối ưu: Duy trì pH từ 7.8 – 8.2, bổ sung NaHCO3 định kỳ để ổn định kiềm.

– Mật độ và sức khỏe tôm:

Khi nuôi tôm không thay nước và nuôi ở mật độ cao sẽ dẫn đến chất thải nhiều, điều này gây khó kiểm soát môi trường nếu không có hệ vi sinh ổn định.

Cách tối ưu: Chọn mật độ phù hợp (100–150 con/m3), tôm giống khỏe, thích nghi tốt.

– Quản lý thức ăn:

Nếu cho tôm ăn dư thừa thức ăn nhiều khi nuôi theo mô hình nuôi tôm không thay nước, chúng sẽ tan và phân hủy trong nước làm phát sinh nhiều hợp chất hữu cơ, là nguyên nhân gây tăng NH3, BOD.

Cách tối ưu: Cho ăn đúng liều, kiểm tra sàng ăn, dùng men tiêu hóa để giảm FCR.

Men đường ruột Microbe-Lift DFM giúp đường ruột tôm khỏe, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Men đường ruột Microbe-Lift DFM giúp đường ruột tôm khỏe, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

– Hệ thống sục khí và tuần hoàn:

Nếu ao nuôi tôm không có hệ thống tuần hoàn sẽ gây phân tầng nước, thiếu oxy, tích tụ khí độc.

Cách tối ưu: Lắp đặt quạt nước, oxy đáy.

– Kiểm soát mầm bệnh:

Nuôi tôm không thay nước dễ giữ lại mầm bệnh nếu không xử lý tốt.

Cách tối ưu: Sát khuẩn đáy ao trước khi thả, sử dụng men vi sinh, kiểm tra định kỳ vi khuẩn Vibrio, không dùng nước cấp nhiễm bẩn.

Kiểm tra mật độ vi khuẩn trong nước ao tôm.
Kiểm tra mật độ vi khuẩn trong nước ao tôm.

– Hệ vi sinh vật trong ao:

Ở những ao nuôi ít hoặc không thay nước thường lượng vi sinh được duy trì ổn định giúp phân hủy chất thải, xử lý khí độc (NH3, NO2…).

Cách tối ưu: Cần bổ sung định kỳ vi sinh dị dưỡng và tự dưỡng (Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter), đảm bảo sục khí liên tục và quản lý hữu cơ tốt.

– Kiểm soát khí độc (NH3, NO2-, H2S):

Khí độc tích tụ trong ao nuôi tôm nếu không thay nước sẽ gây suy giảm miễn dịch,

Cách tối ưu: Kiểm tra chỉ tiêu môi trường thường xuyên, DO > 5 mg/L, độ kiềm 120–150 mg/, tăng vi sinh xử lý khí độc.

Kiểm tra các chỉ tiêu khí độc trong khi áp dụng quy trình nuôi tôm không thay nước.
Kiểm tra các chỉ tiêu khí độc trong khi áp dụng quy trình nuôi tôm không thay nước.

Microbe-Lift AQUA N1 chứa hai chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý khí độc ao tôm:

  • Nitrosomonas sp: Chuyển hóa Amonia (NH4) thành Nitrit (NO2).
  • Nitrobacter sp: Tiếp tục chuyển hóa Nitrit (NO2) thành Nitrat (NO3).
Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1.
Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1.

Tùy vào tình trạng của ao tôm mà liều lượng vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn chi tiết về quy trình nuôi tôm không thay nước của chúng tôi và giải pháp xử lý khí độc (NO2, NH3) ao nuôi tôm hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: Vì sao nên xử lý khí độc ao nuôi tôm bằng vi sinh?

Để lại một bình luận