Tôm nhanh cứng vỏ sẽ giúp nâng cao khả năng tự bảo vệ của tôm, tạo điều kiện lý tưởng để tôm phát triển tối ưu về kích thước cũng như trọng lượng. Trong bài viết dưới đây, BIOGENCY sẽ mách cho bà con 4 bí quyết để giúp tôm nhanh cứng vỏ!
Tôm nhanh cứng vỏ sẽ mang lại những lợi ích gì?
Quá trình phát triển của tôm phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ lột xác. Sau mỗi lần lột xác, tôm sẽ phát triển lớn hơn, tuy nhiên vỏ tôm lúc này còn rất mềm, dễ bị tổn thương bởi môi trường hoặc các yếu tố bên ngoài nếu tình trạng xấu sẽ thấy hiện tượng tôm rớt cục thịt do các tác động. Việc giúp tôm nhanh cứng vỏ giúp sẽ mang lại nhiều lợi ích, có thể kể đến như:
- Giảm tỷ lệ chết: Vỏ cứng sẽ giúp tôm tự bảo vệ trước các tác động từ môi trường, bao gồm việc tấn công từ các loài sinh vật khác, hạn chế tôm khỏe ăn tôm yếu mới lột hoặc sự thay đổi đột ngột của môi trường nước như pH, nhiệt độ. Giảm rõ rệt tình trạng tôm rớt cục thịt.
- Tăng khả năng miễn dịch: Tôm có vỏ cứng thường ít bị tổn thương do tác nhân bên ngoài, giúp hệ miễn dịch của chúng hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Cải thiện tốc độ phát triển: Quá trình cứng vỏ nhanh sẽ cho phép tôm tiếp tục phát triển mà không bị trì hoãn. Điều này giúp tăng trọng lượng tôm nhanh hơn, đạt kích cỡ thương phẩm trong thời gian ngắn.
- Nâng cao năng suất: Với việc tôm nhanh cứng vỏ, người nuôi có thể quản lý tốt hơn ao nuôi, giảm tỷ lệ hao hụt và tối ưu hóa sản lượng thu hoạch, từ đó mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.
Tôm nhanh cứng vỏ hay không phụ thuộc vào yếu tố nào?
Việc tôm nhanh cứng vỏ hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhiều, điển hình như:
- Chất lượng nước: Nước trong ao nuôi là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm. Nếu chất lượng nước kém (pH quá cao hoặc quá thấp, NH3/NO2 tăng cao), tôm sẽ gặp khó khăn trong việc cứng vỏ.
- Khoáng chất trong nước: Canxi, magie và các khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và cứng hóa vỏ tôm. Nếu ao nuôi thiếu khoáng, tôm sẽ chậm cứng vỏ và dễ bị stress.
- Thức ăn: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ hỗ trợ tôm nhanh chóng hồi phục sau khi lột xác và phát triển vỏ mới chắc khỏe. Thức ăn cần giàu protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tôm.
- Quản lý sức khỏe tôm: Tôm bị stress hoặc bệnh lý sẽ làm chậm quá trình lột xác và cứng vỏ. Việc quản lý sức khỏe tốt giúp tôm có điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Các yếu tố môi trường khác: Ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện đáy ao cũng ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác và quá trình cứng vỏ. Môi trường sạch sẽ, ổn định giúp tôm phát triển tốt và đúng giai đoạn.
4 bí quyết để tôm nhanh cứng vỏ!
– Cung cấp đủ khoáng chất
Khoáng chất, đặc biệt là Canxi và Magie, là yếu tố chính trong việc hình thành vỏ tôm. Để đảm bảo tôm nhanh chóng cứng vỏ sau khi lột xác, người nuôi cần cung cấp đủ khoáng cho ao nuôi. Cụ thể, bà con có thể áp dụng như sau:
- Bổ sung vôi canxi (CaO) hoặc Canxi Hydroxit (Ca(OH)₂): Vôi canxi giúp tăng độ kiềm của nước, đồng thời cung cấp nguồn canxi trực tiếp cho tôm. Liều lượng sử dụng thường từ 20-30 kg/1.000 m³ nước.
- Sử dụng khoáng dạng nước hoặc dạng bột: Các sản phẩm bổ sung khoáng chất chuyên dụng có thể được thêm vào nước hoặc trộn vào thức ăn cho tôm. Hãy đảm bảo nguồn khoáng có chứa Canxi, Magie và Kali để hỗ trợ quá trình cứng vỏ.
– Đảm bảo chất lượng nước ổn định
Trong các yếu tố quan trọng của chất lượng nước, bà con cần đặc biệt duy trì pH, độ kiềm và nồng độ NH3, NO2 phải ở trong mức an toàn. NO2 chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên tôm rớt đáy trong giai đoạn lột xác, thay vỏ.
- Độ pH lý tưởng: Nước nuôi tôm nên duy trì độ pH trong khoảng từ 7.5 đến 8.5 để tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển của tôm.
- Kiểm tra thường xuyên: Sử dụng các thiết bị đo chất lượng nước định kỳ để theo dõi và điều chỉnh kịp thời khi phát hiện bất thường.
– Tăng cường dinh dưỡng trong thức ăn
Dinh dưỡng là một phần thiết yếu trong quá trình lột xác và giúp tôm nhanh cứng vỏ. Bà con nên tăng cường dinh dưỡng trong thức ăn bằng cách:
- Thức ăn giàu Protein: Chọn loại thức ăn có hàm lượng protein và phù hợp với các giai đoạn nuôi (từ 35-40%), giúp tôm nhanh chóng phục hồi và phát triển mô mới sau khi lột xác.
- Bổ sung Vitamin C: Vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và tốc độ cứng vỏ.
– Sử dụng chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát vi khuẩn có hại và giữ cho môi trường ao luôn sạch sẽ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển và lột xác. Chế phẩm sinh học được bổ sung duy trì trong quá trình nuôi mà không ảnh hưởng đến tôm kể cả giai đoạn lột xác.
Bà con có thể tham khảo sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp phân hủy chất hữu cơ, giảm lợn cợn, cải thiện chất lượng nước. Dùng thêm Microbe-Lift AQUA N1 để chuyển hóa khí độc, giảm NO2 trong nước để tránh tác động lên tôm.
Để tôm nhanh cứng vỏ, người nuôi cần chú trọng đến nhiều yếu tố từ môi trường nước, chế độ dinh dưỡng, đến việc sử dụng khoáng chất và chế phẩm sinh học. Áp dụng đúng các bí quyết trên không chỉ giúp tôm phát triển mạnh mẽ, giảm tỷ lệ hao hụt mà còn nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho vụ nuôi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, sự kết hợp giữa kỹ thuật đúng đắn và sản phẩm chất lượng cao là điều không thể thiếu.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp sinh học và các sản phẩm hỗ trợ tối ưu cho việc nuôi tôm, BIOGENCY sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, chúng tôi cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giúp tôm của bạn nhanh cứng vỏ, phát triển khỏe mạnh và đạt sản lượng cao. Hãy liên hệ với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí.
>>> Xem thêm: Tôm không lột vỏ được: Nguyên nhân và cách xử lý