Phân biệt tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt

Tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt là 2 hiện tượng đáng lo ngại đối với bà con nuôi tôm. Tuy nhiên, không phải bà con nào cũng phân biệt được 2 hiện tượng trên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu thêm về tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt, cũng như các điểm để phân biệt 2 hiện tượng này.

Phân biệt tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt

Tôm lột dính vỏ là gì?

Tôm lột dính vỏ là hiện tượng vỏ tôm còn bị dính lại ở thân, chân, đuôi hoặc các phụ bộ khác của tôm trong quá trình tôm lột xác.

Quá trình lột xác đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tôm, giúp chúng tăng kích thước và loại bỏ các vết thương trên lớp vỏ cũ của tôm. Nếu trong quá trình lột xác vỏ của tôm không được lột hoàn toàn thì khả năng chống chịu của tôm suy giảm, tôm yếu đi. Điều này làm tăng nguy cơ tôm chết hay còn gọi là tôm rớt đáy. Hiện tượng này thường xảy ra đối với các ao tôm có mật độ nuôi dày.

Phân biệt tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt
Trong quá trình lột xác, vỏ tôm cũ lột không hết và còn dính lại được gọi là tôm lột dính vỏ.

Tôm rớt cục thịt là gì?

Tôm rớt cục thịt là tình trạng tôm chết khi còn tươi và mềm, đồng thời những bộ phận như đầu hay các phụ bộ như râu, chân bò, chân bơi, đuôi bị những con tôm khỏe mạnh các rỉa ăn. Tình trạng này xảy khi tôm chưa kịp hình thành vỏ và bị con tôm khác đâm vào, dẫn đến bị thương và chết. Tôm chết khi chưa kịp thành vỏ sẽ bị tôm khác ăn, khi si phông (hút đáy ra) sẽ thấy tôm chỉ còn cục thịt hoặc chỉ còn 1 đoạn cơ thể và mất các phụ bộ như chân, râu….

Phân biệt tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt
Tôm rớt cục thịt là hiện tượng tôm chết khi thịt còn mềm và tươi.

Hiện tượng này thường xảy ra ở giai đoạn tôm nuôi được 60 ngày tuổi đến khi thu hoạch và thường xuất hiện ở ao bạt. Đối với những ao nuôi có mật độ dày thì tình trạng tôm rớt cục thịt có thể xuất hiện sớm hơn (sau khi thả giống khoảng 45 ngày).

Cách phân biệt tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt

Bà con nuôi tôm thường nhầm lẫn giữa hiện tượng tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt. Bảng sau đây sẽ giúp bà con dễ dàng phân biệt 2 hiện tượng này:

Yếu tố để phân biệt Tôm lột dính vỏ Tôm rớt cục thịt
Đặc điểm nhận biết
  • Một phần vỏ còn dính vào chân, đuôi hoặc thân.
  • Có thể quan sát thấy hiện tượng tôm chết hay còn gọi là rớt đáy.
  • Khi si phông (hút đáy ra) thì thấy có tôm chết, có thể là còn nguyên con.
  • Tôm chết khi chưa hình thành vỏ và bị các con tôm khác ăn.
  • Tôm chết khi thịt còn tươi và mềm.
  • Khi si phông (hút ra) tôm chỉ còn cục thịt, mất đầu, mất chân, mất râu, hoặc có thể chỉ còn 1 đoạn cơ thể.
Nguyên nhân
  • Tôm không đủ dinh dưỡng và không có đủ sức để làm nứt lớp vỏ cũ.
  • Môi trường ao nuôi không tốt, không đáp ứng các chỉ số để thúc đẩy quá trình lột vỏ. (Quá trình lột vỏ ở tôm đòi hỏi lượng oxy hòa tan gấp đôi, độ kiềm duy trì từ 120mg/l và độ pH đạt từ 7 – 8.5)
  • Vi khuẩn xâm nhập khiến tôm yếu, không đủ sức (chủ yếu là nấm và bệnh hoại tử gan tụy trên tôm).
  • Môi trường ao nuôi bị thay đổi đột ngột, cản trở sự phát triển ở tôm:
    + Nhiệt độ nước ao nuôi giảm đột ngột.
    + Mật độ thả nuôi dày.
    + Thiếu hụt oxy và khoáng chất, nồng độ khí độc trong ao nuôi cao.
    + Độ pH giảm nhanh.
    + Hiện tượng tảo tàn hay sụp tảo trong ao nuôi.
Thời gian xảy ra Ở mỗi chu kỳ lột vỏ, tôm thường lột xác vào khoảng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Xảy ra khi tôm chưa kịp lột vỏ, thường sau khi thả giống khoảng 45 ngày.

Cách phòng tránh hiện tượng tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt

Mặc dù có những điểm khác biệt nhất định giữa hiện tượng tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt, nhưng nhìn chung cả 2 hiện tượng này đều mang lại rủi ro cho vụ nuôi và có thể dẫn đến mất trắng vụ nuôi. Vì vậy, bà con cần có phương án phòng tránh tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt ngay từ đầu vụ nuôi để đảm bảo đạt vụ nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.

Để tránh ao nuôi gặp phải hiện tượng tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt, bà con cần bổ sung các sản phẩm men vi sinh từ đầu vụ nuôi để môi trường nước ao nuôi không xuất hiện khí độc, đồng thời tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần thiết (như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, độ mặn,…).

Bà con có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh cho ao nuôi tôm đến từ Microbe-Lift, được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC) từ năm 1976. Các dòng sản phẩm men vi sinh thủy sản Microbe-Lift được đánh giá là giải pháp giúp kiểm soát toàn diện các vấn đề trong ao nuôi. Điển hình với các dòng sản phẩm như:

Phân biệt tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt
Sản phẩm men vi sinh cho ao nuôi tôm từ Microbe-Lift.

Bà con có thể tham khảo liều lượng và cách sử dụng các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift trong từng giai đoạn qua bảng sau:

Giai đoạn Trước khi thả tôm Giai đoạn 1-10 ngày Giai đoạn 10-30 ngày Giai đoạn 30-60 ngày Giai đoạn 60 ngày – thu hoạch
Đặc điểm mỗi giai đoạn Gây màu nước Tôm ăn ít nhưng bắt đầu xuất hiện thức ăn thừa và phân tôm Tôm phát triển và tăng lượng thức ăn. Chớm xuất hiện vấn đề về chất lượng nước, khí độc Chất lượng nước xấu hơn, tảo tàn, lợn cợn, nước đục.
NH3, NO2 bắt đầu tăng mỗi ngày
Tôm bị ảnh hưởng do khí độc tăng cao, xuất hiện tôm lờ đờ, rớt đáy
Sản phẩm, liều lượng AQUA C: 100ml/lần/ao 1000m3 AQUA C: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA C: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA C: 150ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA C: 200ml/lần/ao 1000m3
2-3 ngày/lần
AQUA SA: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA SA: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA SA: 150ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA SA: 200ml/lần/ao 1000m3
2-3 ngày/lần
AQUA N1: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA N1: 150ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA N1: 200ml/lần/ao 1000m3
2- 3 ngày/lần
Bổ sung men đường ruột Microbe-Lift DFM trộn với thức ăn tôm liều lượng 0,5-1g/1kg thức ăn

Tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt là hiện tượng đáng lo ngại, ảnh hưởng đến kết quả mùa vụ. Để được tư vấn cụ thể hơn về hiện tượng tôm lột dính vỏ và tôm rớt cục thịt, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan, bà con hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Tôm không lột vỏ được: Nguyên nhân và cách xử lý