Xử lý nước thải sinh hoạt chung cư thường gặp khó khăn ở khâu đưa hàm lượng Tổng Nitơ, Amonia về trạng thái đạt chuẩn, vì đây là hai chỉ tiêu khó xử lý và đồng thời trên thị trường cũng có khá ít dòng sản phẩm có thể xử lý hiệu quả hai chỉ tiêu này.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt chung cư
Trung bình mỗi người mỗi ngày sử dụng hết khoảng 60 – 80 lít nước cho các nhu cầu sinh hoạt, sau khi sử dụng nước thải ra chứa đựng nhiều thành phần ô nhiễm: cặn lơ lửng, dầu mỡ, các chất hữu cơ, vô cơ, các loại vi khuẩn gây bệnh…
Nước thải sinh hoạt chung cư chủ yếu phát sinh từ nước thải do hoạt động sinh hoạt của con người. Nước thải có đặc trưng ô nhiễm bởi các thành phần chất hữu cơ (COD, BOD) cao và các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phốtpho) và vi sinh vật.
Khó khăn khi xử lý nước thải sinh hoạt chung cư
Đối với các chung cư, tòa nhà, hoặc resort, khu đô thị, nhà hàng, khách sạn chất lượng nước thải sau xử lý cần tuân theo Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT với 11 chỉ tiêu. Trong đó cần chú ý các chỉ tiêu sau:
- BOD là chỉ tiêu thể hiện tương quan nồng độ chất hữu cơ trong nước thải, thông số này được xử lý thông qua quá trình phân hủy Hiếu khí.
- Tổng chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan: Các chất ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng tạo sinh khối và hình thành các bông bùn lắng xuống đáy tách khỏi nước thải.
- Tổng các chất hoạt động bề mặt: Chỉ tiêu này vượt khi có sử dụng nhiều xà phòng, hoặc nước thải giặt là chiếm lượng lớn trong thành phần nước thải đầu vào, do đó phải tách riêng nước thải giặt là, hoặc hạn chế sử dụng xà phòng trong quá trình sinh hoạt.
- Dầu mỡ động, thực vật: Yêu cầu trước khi nước thải vào trạm xử lý phải đi qua máy tách mỡ để loại bỏ lượng mỡ thừa trong nước thải.
- Amoni và Nitrat: Đây là 2 chỉ tiêu thường hay bị vượt và khó xử lý trong nước thải sinh hoạt. Và việc xử lý 2 chỉ tiêu này phụ thuộc vào 2 quá trình đó là: quá trình Nitrat hóa tại bể hiếu khí và khử Nitrat tại bể thiếu khí.
+ Amoni cao: NH4+ không chuyển hóa được thành NO3-, điều này chứng tỏ quá trình xử lý tại bể hiếu khí có vấn đề (DO thấp, vi sinh yếu…).
+ NO3- cao: NO3- không chuyển hóa thành N2 bay lên, quá trình thiếu khí trong bể thiếu khí không đạt.
Xử lý nước thải sinh hoạt chung cư bằng cách nào?
Trong sản phẩm vi sinh xử lý nước thải, MICROBE-LIFT là sản phẩm chuyên dùng giảm BOD, COD, TSS, Amoni, Nitrat… cho nước thải. Chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng, Microbe-Lift có khả năng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
- Sản phẩm được nghiên cứu, tiến hành phân lập từ Phòng Thí Nghiệm Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC). Những chủng vi sinh này mang giá trị cốt lõi riêng và độc nhất.
- Sản phẩm tập hợp nhiều chủng vi sinh khác nhau, tương tự các tổ hợp vi sinh ngoài tự nhiên nhưng hiệu suất gấp nhiều lần nên khả năng thích nghi môi trường cực tốt.
- Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp – dễ dàng sử dụng.
- Thời hạn sử dụng lâu dài – dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh.
- Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng
Xử lý thành công nước thải sinh hoạt chung cư công suất 200 m3/ ngày đêm
– Thông tin về dự án thực hiện:
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư, tòa nhà BIDV có công suất Q=200m3/ngày đêm.
Kết quả test mẫu 28/07/2020 như sau:
- NT1: Nước thải tại hố ga sau xử lý.
- NT2: Nước thải tại vị trí tiếp xúc với nước thải chung của thành phố.
Nước thải chứa hàm lượng BOD5 và Amonia cao, cụ thể: BOD5 bị vượt 1,5 lần và Amonia vượt 2 lần so với cột B theo QCVN 14:2008/BTNMT.
– Phương án xử lý hệ thống nước thải 200 m3/ ngày đêm:
Biogency đề xuất sử dụng Microbe-Lift để xử lý cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư, tòa nhà BIDV. Cụ thể với hai sản phẩm: Microbe-Lift IND để giảm nồng độ BOD5 và Microbe-Lift N1 để giảm nồng độ Amonia.
– Microbe-Lift IND:
- Chứa hỗn hợp 12 chủng vi sinh chọn lọc, với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml.
- Thúc đẩy quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ chậm phân hủy tồn tại trong hệ thống nước thải (những hợp chất hữu cơ này sẽ lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh chuyển hóa Nitơ) và tăng hàm lượng MLSS trong bể sinh học.
- Giúp bông bùn phát triển to hơn và giảm COD, BOD, TSS.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
- Duy trì sự ổn định chung của toàn hệ thống.
– Microbe-Lift N1:
- Chứa vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. Nitrosomonas spp chuyển hóa Amonia thành Nitrite và Nitrobacter spp chuyển hóa Nitrite thành Nitrate trong bể sinh học hiếu khí.
- Khởi động quá trình Nitrate hóa trong hệ thống xử lý nước thải và thúc đẩy quá trình này diễn ra ổn định, nhanh chóng. Giúp tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Ammonia cho hệ thống xử lý nước thải.
- Có thể hoạt động được với hàm lượng Ammonia lên đến 1.500 mg/l và khả năng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong điều kiện thời tiết lạnh.
- Giúp nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải trong vòng 2 – 4 tuần, khắc phục hiện tượng chết vi sinh do sốc tải với hàm lượng Ammonia cao, giảm chi phí vận hành và nhân công.
– Liều lượng sử dụng tại bể hiếu khí:
Bảng chi tiết phân chia liều lượng sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1:
STT | Thời gian | Microbe-Lift IND | Microbe-Lift N1 |
1 | Ngày 1 & 2 | 0.8 Gallon/ngày | 0.8 Gallon/ngày |
2 | Ngày 3 – 7 | 0.4 Gallon/ngày | 0.4 Gallon/ngày |
3 | Ngày 8 – 30 | 0.1 Gallon/ngày | 0.1 Gallon/ngày |
4 | Tháng đầu tiên | 6 Gallon | 6 Gallon |
5 | Duy trì hiệu suất | 0.5 Gallon/tuần | 0.5 Gallon/tuần |
– Kết quả sau khi sử dụng vi sinh Microbe-Lift:
Sau một tháng sử dụng vi sinh Microbe-Lift, để xử lý nước thải sinh hoạt chung cư, tòa nhà BIDV đã cho kết quả khả quan, cụ thể như sau: BOD = 30 mg/l và Amonia = 5.5 mg/l. Đạt tiêu chuẩn để xả thải.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư, tòa nhà, resort…của bạn có đang gặp vấn đề về chất lượng nước thải đầu ra? Hãy liên hệ ngay đến Biogency để được tư vấn phương án xử lý hiệu quả nhất và tối ưu nhất! Hotline liên hệ: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải tòa nhà 60m3 đạt chuẩn Cột B sau 4 tuần