Trong nuôi tôm, vấn đề khí độc là một trong những vấn đề được bà con nuôi tôm quan tâm. Hàm lượng khí độc cao sẽ gây hại cho tôm và ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Do đó, việc xử lý khí độc là rất quan trọng đối với sự phát triển của tôm. Một trong những phương pháp dân gian được bà con sử dụng để xử lý khí độc là cám gạo. Thế nhưng việc xử lý khí độc bằng cám gạo liệu rằng có mang lại hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Cám gạo là gì? Công dụng của cám gạo đối với ao nuôi tôm
Cám gạo là thành phần phụ, thu được trong quá trình xay xát lúa để sản xuất gạo, là lớp phấn dính trên hạt gạo sau khi đã tróc vỏ. Cám gạo là thành phần có giá thành rẻ nhưng nó lại mang đến những giá trị sử dụng rất cao.
Hình 1. Cám gạo có giá thành rẻ nhưng có giá trị sử dụng cao.
Trong cám gạo lên men chứa rất nhiều dinh dưỡng như chất khoáng, protein, vitamin và lipid, khi sử dụng trong ao tôm sẽ mang đến một số tác dụng như:
- Giúp tôm nâng cao sức đề kháng và ổn định hệ tiêu hóa cho tôm.
- Giúp gây màu nước nuôi, hạn chế thay nước, cải thiện chất lượng nước và bền vững với môi trường, đáy ao không bị thoái hóa qua các vụ nuôi.
- Giúp giảm chi phí nuôi tôm. Khi sử dụng cám gạo lên men gây màu nước, hoặc bổ sung cho ăn, sẽ giúp giảm chi phí thức ăn…
- Xử lý khí độc (NH3, NO2) trong ao nuôi tôm.
Hình 2. Sử dụng kết hợp với túi vải để cám gạo lên men lan tỏa đều khắp ao.
Với giá thành rẻ và dễ sử dụng nên cám gạo cũng được bà con nuôi tôm áp dụng, thế nhưng chúng có thực sự mang lại hiệu quả, đặc biệt là khi sử dụng cám gạo để xử lý khí độc?
Xử lý khí độc bằng cám gạo có hiệu quả không?
– Xử lý khí độc bằng cám gạo chỉ hiệu quả khi kết hợp với men vi sinh xử lý khí độc
Cám gạo chỉ phát huy tác dụng tối đa trong xử lý khí độc (NH3, NO2) ao nuôi tôm nếu bà con sử dụng kết hợp với men vi sinh xử lý khí độc theo liều lượng được chỉ định của nhà sản xuất hoặc các kỹ sư thủy sản. Cách kết hợp này chỉ nên áp dụng đối với ao đất lót bạt mé ao.
Hạn chế dùng cho ao bạt đáy vì sẽ gây ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến tôm. Đặc biệt không sử dụng cám gạo tươi trực tiếp mà chưa trải qua quá trình lên men.
– Hướng dẫn liều lượng sử dụng
Để áp dụng phương pháp xử lý khí độc bằng cám gạo kết hợp với men vi sinh, bà con có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Trộn đều 1kg cám gạo + 1 lít mật đường + 20 lít nước + men vi sinh, sau đó đem đi ủ và sục khí mạnh để nhân sinh khối.
- Nên sử dụng loại cám lụa (loại cám không có trấu), nếu cám còn nhiều vỏ trấu hay chưa được mịn thì bà con nên rây hoặc sàng qua lưới thật mịn rồi mới sử dụng.
- Nên duy trì và kết hợp với men vi sinh để đạt kết quả tốt nhất.
Bên cạnh tác dụng xử lý khí độc (NH3, NO2) trong ao nuôi tôm, cám gạo cũng được sử dụng để gây màu nước. Nhiều bà con đã sử dụng cám gạo để gây màu nước nuôi tôm với liều lượng như sau: Cám gạo hoặc hỗn hợp cám gạo và bột gạo (1:1) là tốt nhất để gây màu nước. Tuy nhiên, bà con cần quan sát ao nuôi thường xuyên để kịp thời điều chỉnh màu nước ổn định.
Hình 3. Ứng dụng cám gạo trong gây màu nước ao nuôi tôm.
Một số lưu ý khi sử dụng cám gạo lên men để xử lý khí độc ao nuôi tôm
Trong quá trình áp dụng phương pháp xử lý khí độc bằng cám gạo, bà con nên lưu ý một số điều dưới đây để đạt kết quả tốt nhất:
- Không lạm dụng xử lý khí độc bằng cám gạo hay dùng cám gạo để gây màu nước vì dễ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến tôm.
- Nên sử dụng cám gạo đã trải qua quá trình lên men.
- Sử dụng kết hợp với men vi sinh, chế phẩm sinh học. Cho cám gạo vào trong chậu hoặc bể lớn, cùng với men vi sinh, nước ao nuôi vào sục khí mạnh trong vong 24 – 48 giờ trước khi sử dụng. Phải kiểm tra và chắc chắn rằng cám gạo đã lên men và có pH > 6.5 trước khi bón vào ao nuôi. Nếu pH < 6.5, bà con cần bổ sung thêm nước vôi để tăng pH lên (tốt nhất là khoảng 6.5 – 7).
- Hỗn hợp lên men phải được lọc bằng túi vải (khoảng 50 micron) dài (dạng giống như ống bơm nước) để loại bỏ các hạt gạo hay trấu khi đưa vào ao nuôi.
- Thường xuyên đảo túi vải để dịch cám gạo lên men với Probiotic lan tỏa khắp ao nuôi. Nên treo túi vải gần hệ thống sục khí để dịch lên men lan tỏa đều khắp ao nuôi.
- Không nên sử dụng dịch cám gạo lên men quá 10 ppm mỗi ngày đối với ao nuôi có mật độ 100 con/m2.
- Phải kiểm soát các chỉ tiêu môi trường như oxy hòa tan (DO), pH và độ đục. Nếu như pH và DO giảm thấp, ngưng sử dụng cám gạo lên men và phải kiểm tra nền đáy ao nuôi.
Xử lý khí độc bằng cám gạo đã được một số người nuôi tôm áp dụng ở một số nơi. Tuy nhiên, để hiệu quả xử lý khí độc cao hơn, bà con có thể tham khảo thêm Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 có khả năng xử lý khí độc ao nuôi tôm chỉ trong từ 3 – 5 ngày. Đây là sản phẩm chuyên trị xử lý khí độc dựa trên cơ chế của 2 chủng là Nitrosomonas và Nitrobacter. Quá trình ngâm ủ không quá phức tạp, chỉ cần ủ sục khí 24 giờ men vi sinh AQUA N1 với Bicard hoặc Soda là có thể sử dụng được ngay.
Kết luận, bà con nên kết hợp xử lý khí độc bằng cám gạo kết hợp với men vi sinh chuyên dùng cho xử lý khí độc ao nuôi tôm để đem lại hiệu quả tốt nhất. Vì trong men vi sinh có chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho ao nuôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1, bà con hãy liên hệ ngay cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất cho bà con. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu!
>>> Xem thêm: Xử lý khí độc, Xử lý nước & Xử lý đáy ao tôm bằng cách nào?